Chính sách áp dụng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu về một số cuộc hủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG II MỘT SỐ CUỘC KHỦNG HOẢNG TRÊN THẾ GIỚI

3. Khủng hoảng nợ công Hy Lạp

3.3 Chính sách áp dụng

Cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra và ngày càng xấu đi làm cho các định chế tài chính lớn khơng thể ngồi yên mà cần phải đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn :

Trước nguy cơ khủng hoảng nợ cơng ngày càng căng thẳng có thể gây ra hiệu ứng ‘Domino’, đầu tháng 5/2010, EU và IMF đã nhất trí dành một gói cứu trợ dài hạn trị giá 110 tỷ EUR, tương đương khoảng 136 tỷ USD trong vòng 3 năm, cho Hy Lạp nhằm giúp nước này thoát khỏi bờ vực nợ cơng.

Đồng thời ngày 10/5/2010, EU và IMF đã nhất trí thiết lập ‘Quỹ chống khủng hoảng’ trị giá 750 tỷ EUR (1000 tỷ USD). Theo đó, các nước Châu Âu đưa ra 572 tỷ USD (440 tỷ EUR) khoản vay mới và bơm thêm 778 tỷ USD (60 tỷ EUR) cho chương trình vay đang thực hiện. IMF sẽ đóng góp 5325 tỷ USD (250 tỷ EUR) cho gói cứu trợ. Để củng cố hệ thống ngân hàng tài chính và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư toàn cầu, EU đã tiến hành kiểm tra ‘sức khỏe’ của 91 ngân hàng trong 20 nước thành viên.

Thời hạn kéo dài các giải pháp cứu trợ, kích cầu, quan điểm của Hội đồng Châu Âu cho đến thời điển này là : rút lui khỏi các gói kích thích ngay khi có sự hồi phục ở

các doanh nghiệp ; hỗ trợ thất nghiệp ngắn hạn chỉ nên thực sự dừng lại khi mà đổi chiều trong tăng trường GDP được sự xác lâp vì việc làm thường có độ trễ so với tăng trưởng ; các sơ đồ hỗ trợ các lĩnh vực của nên kinh tế nên kết thúc sớm vì chúng địi hỏi chi phí ngân sách lớn ; nên duy trì hỗ trợ tiếp cận thị trường vốn.

Hướng đi mới giải quyết khủng hoảng nợ công Hy Lạp :

Sau nhiều tháng đàm phán bế tắc, Hy Lạp đã chấp thuận thỏa hiệp với chủ nợ quốc tế về các biện pháp cải cách mới, nhằm mở đường cho A-ten nhận khoản giải ngân tiếp theo trong gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ EUR. Trong nỗ lực giải quyết từ gốc vấn đề nợ công tại ‘xứ sở các vị thần’, giới lãnh đạo Châu Âu thúc đẩy cải cách nền kinh tế Hy Lạp thay vì áp đặt thêm các biện pháp ‘thắt lưng buộc bụng’.

Các biện pharp cải cách bổ sung về vấn đề lương hưu, thuế thu nhập cá nhân và thị trường lao động được các chuyên gia nghiên cứu dự kiến có hiệu lực từ đầu năm 2019, sau khi gói cứu trợ thứ ba cho Hy Lạp hết hạn vào năm 2018. Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp nhất trí thơng qua một số biện pháp sẽ được tự động kích hoạt nếu A-ten khơng đạt các mục tiêu ngân sách nhưng Hy Lạp vẫn khẳng định không thực hiện thêm các biện pháp thắt lưng buộc bụng.

EU đổi hướng giải quyết vấn đề nợ công Hy Lạp trước tiên là do muốn nhận được cái gật đầu đồng ý tham gia gói cứu trợ từ phía IMF. IMF là đối tác của EU trong hai gói cứu trơ trước dành cho Hy Lạp. Chính phủ Hy Lạp cam kết với các chủ nợ Châu Âu tiếp tục tăng thuế và cắt giảm ngân sách nhằm đưa thặng dư ngân sách cơ bản cán mốc 2,5% GDP sau khi chương trình cứu trợ hiện nay kết thúc vào năm 2018. Tuy nhiên IMF đánh giá, mục tiêu này ‘đi quá xa’ và tiếp tục bảo lưu quan điểm coi việc tái cơ cấu nợ, giảm nợ và cải cách sâu rộng nền kinh tế Hy Lạp, nhất là các cách lương hưu và thuế thu nhập.

Để đối phó cuộc khủng hoảng nợ cơng nghiêm trọng, kể từ 2010 đến nay, Hy Lạp đã thực hiện hàng loạt biện pháp ‘thắt lưng buộc bụng’ để đổi lấy 3 gói cứu trợ của quốc tế nhưng tình hình tài chính của Hy Lạp vẫn không mấy khả quan khiến nhiều

nhà kinh tế hoài nghi về tác dụng của các biện pháp này. Nợ công của nước này hiện vẫn ở mực hơn 300 tỷ EUR, chiếm khoảng 160%GDP và là tỷ lệ cao nhất trong khu vực đồng EUR. Tính đến cuối tháng 10/2016, tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp cũng trong tình trạng báo động là 23%, vượt xa mức thất nghiệp trung bình gần 10% tại Eurozone.

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu về một số cuộc hủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)