- Hỏi đáp với bạn bè, người thân về cách chuyển đổi các đơn vị đo và vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Ô.TV (LTVC): ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU HAI CHẤM)
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1). Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT2, BT3). - Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
- Có thói quen dùng dấu câu khi viết văn.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ. III.Hoạt động học:
2019-2020
*Khởi động
- HĐTQ cho các bạn chơi trị chơi mình u thích.- Nghe GV giới thiệu bài. - Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Trong mỗi trường hợp dưới đây, dấu hai chấm được dùng để làm gì? - Yêu cầu HS đọc hai đoạn văn.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm lại hai đoạn văn và thảo luận về tác dụng của dấu hai chấm được dùng trong đoạn văn, thư ký viết kết quả thảo luận vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn trước lớp: - Nhận xét và chốt: Tác dụng của dấu 2 chấm
+ Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
+ Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho một bộ phận đứng trước.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nắm chắc tác dụng của dấu hai chấm: + Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
+ Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho một bộ phận đứng trước.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Bài 2: Đặt dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong các khở thơ, các câu văn sau:
- Yêu cầu HS đọc và xác định chỗ dẫn lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm.
- Cá nhân đọc thầm lại các câu thơ, câu văn và tự làm bài vào VBT. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách sử dụng dấu hai chấm trong mỗi trường hợp. *Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS xác định đúng chỗ cần đặt dấu hai chấm. + Đặt dấu hai chấm đúng vào vị trí của các câu thơ, các câu văn. - Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài 3: Đọc mẩu chuyện vui “Chỉ vì quên một dấu câu” và trả lời các câu hỏi sau:
? Ông khách viết tin nhắn như thế nào?
? Người bán hàng hiểu lầm ý của khách nên ghi gì trên dải băng tang?
? Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình, dấu đó đặt sau chữ nào?