.Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kon tum (Trang 55 - 57)

Chính phủ cần quản lý tốt các nhân tố vĩ mơ trong đó quan trọng nhất là kiềm chế lạm phát ở mức thấp để mọi tài sản dù thể hiện bất kỳ hình thức nào cũng đều được sử dụng vào mục tiêu kinh tế, đồng thời bảo đảm khả năng sinh lời hợp lý trong mọi hoạt động đầu tư:

➢ Ổn định môi trường kinh tế vĩ mơ

Để có thể ổn định mơi trường kinh tế vĩ mơ, chính phủ cần : Ổn định tiền tệ, có biện pháp củng cố đồng nội tệ, kiềm chế lạm phát, có chính sách tiền tệ quốc gia ổn định; Có chính sách tỷ giá ổn định, cần có các biện pháp hạ thấp dần mức lãi suất để phù hợp với mức lãi suất trên thế giới.

➢ Tạo lập môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ và rõ ràng

Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước là một đề tài đã được bàn luận đến quá nhiều trong các đề tài về kinh doanh ngân hàng tuy nhiên cụ thể làm như thế nào cho từng nội dung nghiệp vụ lại là một vấn đề khá rắc rối. Hiện nay, luật pháp cũng cịn có nhiều yếu tố chưa chi tiết để hỗ trợ các ngân hàng cải tiến các hình thức huy động vốn. NH có nhu cầu nhận gửi, hoặc giải toả vốn nhanh cho khách hàng hoặc tận dụng các chứng từ huy động vốn như một nguồn để thế chấp, cầm cố vay vốn nhưng lại phải trải qua nhiều khâu giấy tờ, thủ tục phức tạp. Việc Nhà nước ban hành các văn bản luật và dưới luật một cách có hệ thống, đảm bảo mọi hoạt động tài chính tiền tệ, tín dụng đều

được pháp luật hố và có tính hiệu quả cao khơng chỉ tạo niềm tin với công chúng mà với những quy định khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm, chuyển dần tài sản tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ hoặc bất động sản sang đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh hoặc gửi vốn vào NH.

Nhà nước cũng cần nâng cao tính hiệu quả của chính sách tài chính và chính sách tiền tệ, tăng cường sự vững mạnh của hệ thống tài chính. Trong việc xây dựng và thực thi các chính sách này, điều quan trọng là phải phân định rõ các mục tiêu và các cơng cụ của chính sách, tăng cường phối hợp chính sách giữa những cơ quan có quyền hạn và trách nhiệm chính về các chính sách tương ứng, giảm thiểu các xung đột xảy ra trong việc thực hiện mục tiêu giữa hai chính sách gây khó khăn cho việc áp dụng và triển khai của các NH.

➢ Hỗ trợ, tạo lập thị trường phát triển huy động vốn cho NH

Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy để phát triển nền kinh tế công nghiệp hố - hiện đại hố thì vấn đề huy động vốn, hình thành và phát triển thị trường vốn là cần thiết. Kể từ khi nền kinh tế của nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có điều tiết vĩ mơ của Nhà nước, nền kinh tế đã có những thành tựu đáng khích lệ; tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước, đời sống nhân dân được cải thiện nhiều, các đơn vị kinh tế đã được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chủ tạo lập nguồn vốn và sử dụng chúng có hiệu quả.Tuy nhiên với cơ chế huy động vốn như hiện nay thì khơng thể đáp ứng theo nhu cầu nền kinh tế đặt ra, đặc biệt là nguồn vốn trung - dài hạn. Như thế việc hình thành và phát triển thị trường vốn theo đúng nghĩa của nó là việc làm cần thiết.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước :

Xây dựng và hồn thiện chính sách tiền tệ hợp lý nhằm khuyến khích người dân gửi tiền, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền:

Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia một cách linh hoạt, trong đó tạo dựng được một chính sách lãi suất phù hợp với quy luật cung - cầu trên thị trường, điều hành sáng suốt chính sách tỷ giá, tăng cường vận dụng công cụ thị trường mở trong việc kiểm soát cung - cầu tiền thay cho công cụ dự trữ bắt buộc. Về chính sách điều chỉnh tỷ giá, trong trường hợp phải điều chỉnh, nên tránh gây sốc cho thị trường ở mức thấp nhất, không để việc điều chỉnh rơi vào tình trạng "nước đến chân mới nhảy".

➢ Tăng cường công tác thông tin dự báo:

Cần phải xây dựng được một hệ thống thông tin hỗ trợ các ngân hàng công khai, đầy đủ và kịp thời, sớm cho ra đời các công cụ, nghiệp vụ tài chính mới nhằm làm tăng tính hiệu quả, giảm rủi ro cho hoạt động của hệ thống tài chính

➢ Nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng cường quản lý hoạt động của các

NH:

NHNN cần mạnh tay với các NH để thanh lọc các NHTM hoạt động yếu kém nhằm đẩy nhanh quá trình mua lại, sáp nhập các NH.

NHNN trước hết cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM một cách chặt chẽ, tăng cường kiểm tra các NH có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, áp dụng mức lãi suất huy động quá cao…để đảm bảo an toàn hoạt động của toàn hệ thống, tránh trường hợp chạy đua lãi suất, lôi kéo khách hàng giữa các Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kon tum (Trang 55 - 57)