Tấm thạch cao cạnh vát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chế biến bã thải photpho của nhà máy DAP hải phòng để sản xuất các vật liệu xây dựng (Trang 25 - 28)

Thích hợp cho thi cơng các loại trần và tường nội thất cần bề mặt phẳng - phải xử lý mối nối giữa hai tấm thạch cao bằng bột thạch cao xửlý mối nối chuyên dùng.

Phân loại tấm thạch cao theo tính năng:

Tấm thạch được chia thành 5 loại gồm: tấm thạch cao tiêu chuẩn, chống ẩm, chống cháy, chống nhiệt và tiêu âm.

Lưu ý:- Tấm thạch cao là loại vật liệu kỵ nước. Do vậy, trước khi thi cơng cần phải

kiểm tra tồn bộ mái và hệ thống nước trong nhà, tránh sự rò rỉ của nước xuống hệ thống trần và tường thạch cao.

- Thạch cao vẫn bị co ngót vật liệu, cho nên phải chấp nhận hiện tượng nứt trần ở các chỗ trét mastic khi thi cơng trần khung chìm hoặc tường nội thất. Những vết nứt này có khi chỉ giống như một sợi tóc chạy ngang, nhưng sẽ tạo sự khó chịu cho chủ nhân và lâu ngày vết nứt sẽ lớn dần, mất thẩm mỹ. Do vậy đễ hạn chế hiện tượng này, cần phải thi côngđúng yêu cầu kỹ thuật, xử lý mối nối giữa hai tấm thạch cao bằng bột chuyên dùng, trong trường hợp cần thiết, nên tham khảo ý kiến của nhà phân phối.

1.6.3. Ứng dụng thạch cao làm phụ gia trong sản xuất xi măng

Hiện nay ngành xây dựng đang sử dụng một số lượng rất lớn các loại xi măng đặc biệt như: Xi măng đông cứng siêu nhanh, xi măng chịu nhiệt, xi măng chịu ăn mòn, xi măng giãn nở và xi măng aluminat để xây dựng nhà và cơng trình chịu tác động ăn mịn của môi trường hoặc trong khoan giếng khai thác dầu mỏ, khí đốt kể cả trong xây dựng các cơng trình tổ hợp sản xuất nhiệt cho nhiều ngành công nghiệp khác

20

nhau. Xi măng đặc biệt còn được sử dụng để thi công mái nhà không thấm nước hoặc lớp phủ chống các loại bức xạ hoặc để xây dựng những cơng trình tại các vùng sâu vùng xa với các điều kiện khí hậu khác nhau. Nhu cầu tiêu thụ xi măng ở trong nước và các nước trên thế giới rất lớn, do đó sản lượng thạch cao dùng làm phụ gia tăng độ cứng, tăng độ kết dính, giảm giá thành cũng rất lớn [6,11] .

1.6.4. Ứng dụng thạch cao trong sản xuất vật liệu không nung trong xây dựng

Theo nội dung Quyết định của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển triển vật liệu xây khơng nung (VLXKN) đến năm 2020 mới ban hành đến năm 2020, mục tiêu nhằm sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung để thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nơng nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ơ nhiễm mơi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế cho tồn xã hội. Do đó định hướng phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN thay thế gạch đất sét đạt tỷ lệ 20-25% vào năm 2015; 30-40% vào năm 2020. Hàng năm sử dụng khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao, bã thải Gyps (thạch cao)....) để sản xuất VLXKN, tiết kiệm được khoảng 1000 ha đất nơng nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải.Từ năm 2011, các cơng trình nhà cao tầng ( từ 9 tầng trở lên) sử dụng tối thiểu 30%VLXKN trong tổng số vật liệu xây.

Gạch bê tơng khí chưng áp (tiếng Anh: Autoclaved aerated concrete hay Autoclaved cellular concrete (AAC) - hoặc Autoclaved lightweight concrete (ALC)) được kĩ sư và kiến trúc sư người Thụy Điển Johan Axel Eriksson phát minh ra vào giữa những năm 1920 để phục vụ nhu cầu xây các đồn bốt trong quân sự. Đây là vật liệu xây dựng nhẹ, được đúc sẵn hoặc sản xuất theo dây chuyền. Nó được dùng làm các cấu kiện, có khả năng cách âm, cách nhiệt, chịu lửa, chống thấm... Các sản phẩm từ AAC bao gồm gạch bê tông, panel tường, panel sàn, panel mái chống thấm, dầm lanh tơ...Bê tơng khí chưng áp được sử dụng nhiều trong vật liệu bê tông cách nhiệt cho cả kết cấu trong nhà và ngoài nhà. Bên cạnh khả năng cách nhiệt tốt của AAC, nó cịn có ưu điểm nữa là chế tạo nhanh, dễ lắp đặt cho vật liệu, dễ dàng cắt, đục, khoan.

Để sản xuất AAC, xi măng Portland được trộn với vôi, cát thạch anh, hay tro bay tái chế (sản phẩm từ các nhà máy nhiệt điện đốt than), nước, và bột nhơm-chất tạo khí (có thể thay thế cát bằng các khống silic hoạt tính như xỉ bazow dưới dạng nghiền

21

mịn). Phản ứng thứ nhất giữa nhôm và hỗn hợp bê tông (cụ thể là với Ca(OH)2) tạo ra những bong bóng cỡ vi mô chứa H2, tạo ra lỗ rỗng trong bê tông, gia tăng thể tích của bê tơng lên tới 5 lần so với bê tông thường. Sau khi hiđrô bay hơi sẽ để lại các lỗ rỗng kín, sau đó bê tơng khí chưng áp sẽ được đổ vào khn tạo hình hoặc cắt thành hình dạng thiết kế. Sản phẩm này tiếp tục được đưa vào nồi hấp (khí chưng áp), nơi phản ứng thứ hai diễn ra. Dưới nhiệt độ và áp suất cao bên trong nồi Ca(OH)2 phản ứng với cát thạch anh để hình thành hydrat silica canxi, đó là một cấu trúc tinh thể cứng tạo cường độ cao. Q trình này có thể mất đến 12 giờ, trong đó áp suất có thể đạt đến 12 bar, trong khi nhiệt độ luôn đạt đến 18000C. Sau lúc này, vật liệu đã sẵn sàng để sử dụng [34].

22

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chế biến bã thải photpho của nhà máy DAP hải phòng để sản xuất các vật liệu xây dựng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)