Ảnh hưởng của nồng độ chất tập hợp VH-2004 đến quá trình tuyển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chế biến bã thải photpho của nhà máy DAP hải phòng để sản xuất các vật liệu xây dựng (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3. Ảnh hưởng các điều kiện tuyển trọng lực tới quá trình xử lý, tái chế thạch cao

3.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ chất tập hợp VH-2004 đến quá trình tuyển

Kết quả thu được trình bày trong bảng 3.4.

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến phản ứng trung hòa

Điều kiện: Thời gian khuấy 1 giờ, nồng độ dung dịch Ca(OH)2 0,2M; mật độ bã thải =

40%; tại nhiệt độ phòng =30oC. Mẫu Tốc độ khuấy [vòng/phút] Hàm lượng Al2O3 [%] Hàm lượng P2O5 [%] Hàm lượng CaSO4 [%] K1 100 0,21 0,26 83,86 K2 200 0,12 0,17 84,12 K3 300 0,09 - 85,10 K4 400 0,05 - 85, 62 K5 500 - - 85, 63 K6 600 - - 85, 64

Từ kết quả trên cho thấy khi tốc độ khuấy tăng từ 100 vòng/phút lên 400 vòng/phút, hàm lượng CaSO4 tăng từ 83,86% lên 85,62% hàm lượng Al2O3 giảm từ 0,21% xuống 0,05%, hàm lượng P2O5 giảm từ 0,26% xuống 0%. Khi tốc độ khuấy tăng từ 400 vòng/phút lên 600 vòng/phút, hàm lượng CaSO4 không tăng lên nữa do phản ứng trung hịa đã triệt để. Vì vậy, để tiết kiệm năng lượng của máy, chúng tôi chọn tốc độ khuấy thích hợp để phản ứng trung hịa là 400 vịng/phút.

3.3. ẢNH HƯỞNG CÁC ĐIỀU KIỆN TUYỂN CƠ HỌC TỚI QUÁ TRÌNH XỬ LÝ TÁI CHẾ THẠCH CAO

Mục đích của q trình tuyển cơ học là loại bỏ các thành phần như: Fe2O3, các loại hạt to để nâng cao hàm lượng của sản phẩm thạch cao.

3.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ chất tập hợp VH-2004 đến quá trình tuyển trọng lực lực

Thành phần sản phẩm sau khi tuyển trọng lực chủ yếu là SiO2 và CaSO4, bởi vì tỷ trọng của SiO2 gần với tỷ trọng của thạch cao CaSO4 (tỷ trọng của SiO2 là 2,65; tỷ trọng của CaSO4 là 2,31-2,7). Các thành phần khác như oxit như Al2O3 còn lại sau quá trình xử lý với Ca(OH)2 (khối lượng riêng là 3,95-4,1 g/cm3) , Fe2O3 (khối lượng riêng

38

là 5,242 g/cm3) sẽ bị chìm xuống phần đáy và được loại bỏ sau quá trình tuyển trọng lực.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn chất tập hợp cho quá trình tuyển trọng lực là loại VH 2004 sản xuất tại Viện HHCNVN. Chất tập hợp VH-2004 là hỗn hợp các axit béo no và không no với mạch hidrocacbon từ C10-C22, được điều chế bằng cách oxi hoá các phân đoạn khác nhau của parafin tách ra từ dầu mỏ và thuỷ phân từ dầu mỡ động thực vật. Để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất tập hợp tới tính chất sản phẩm, chúng tôi nghiên cứu thay đổi nồng độ chất tập hợp từ 0,02 g/l đến 0,08g/l, còn các điều kiện khác giữ nguyên không đổi. Sản phẩm sau khi qua thiết bị trung hòa được đưa vào thiết bị tuyển trọng lực, tại đây các váng bẩn do các tạp chất đen có tỷ trọng nhỏ nổi lên được vớt bỏ đi, các thành phần có tỷ trọng lớn sẽ tập hợp ở đáy bình cũng được loại bỏ. Các thành phần lơ lửng được lọc tách và đem đi sấy khô để xác định hàm lượng CaSO4 và SiO2 và hiệu suất thu hồi sản phẩm. Kết quả xác định hàm lượng CaSO4 và SiO2 thu được trình bày trong hình 3.1.

Hình 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ chất tập hợp VH-2004 đến hàm lượng CaSO4 SiO2 và hiệu suất thu hồi

Từ kết quả hình 3.1 trên thấy rằng: khi tăng nồng độ chất tập hợp thì hiệu quả tách thu hồi CaSO4 và SiO2 tăng lên. Cụ thể là khi nồng độ chất tập hợp VH-2004 tăng từ 0 lên 0,06g/l hàm lượng CaSO4 + SiO2 tăng từ 90,6% lên 96,2%, hiệu suất quá trình tách thu hồi sản phẩm tăng từ 68,7% lên 85,2%. Khi tiếp tục tăng nồng độ chất

39

tập hợp từ 0,06 g/l lên 1,0g/l, hàm lượng CaSO4 và SiO2 không tăng mà giữ nguyên khơng đổi là 96,2% do đó hiệu xuất thu hồi CaSO4 + SiO2 cũng không đổi. Từ kết quả trên, chúng tơi nhận thấy nồng độ chất tập hợp thích hợp dùng để tuyển trọng lực thu sản phẩm thạch cao từ bã thải photpho là 0,06g/l.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chế biến bã thải photpho của nhà máy DAP hải phòng để sản xuất các vật liệu xây dựng (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)