Phân tích các thành phần bã thải photpho của nhà máy DAP HP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chế biến bã thải photpho của nhà máy DAP hải phòng để sản xuất các vật liệu xây dựng (Trang 39 - 41)

được sấy ở 250oC đến khối lượng không đổi)

STT Thành phần Hàm lượng [%] 1 SO3 50,30 2 CaO 34,31 4 Al2O3 0,61 5 Fe2O3 0,19 6 MgO 0,09 7 SiO2 10,89 10 P2O5 1,18 11 Tạp chất khác 2,43

Kết quả phân tích xác định thành phần bã thải DAP Hải Phòng bảng 3.1, cho thấy thành phần bã thải gyps chủ yếu là thạch cao (CaO và SO3 dưới dạng CaSO4) chiếm tới 84,61% trong đó tồn tại dưới dạng thạch cao trên 83,32% ( tỷ lệ CaO/SO3 của CaSO4 là 56/80), khoảng 1,3% SO3 tồn tại dưới dạng H2SO4, 1,18% P2O5 tồn tại ở dạng axi H3PO4.. Các thành phần khác khác như: SiO2, Al2O3, Fe2O3 chiếm khoảng 15,4%. Từ kết quả phân tích xác định thành phần bã thải thu được nhận thấy: để xử lý, tái chế chế biến bã thải gyps để thu được sản phẩm thạch cao có hàm lượng cao lớn hơn 95% theo yêu cầu đặt ra, trước hết phải loại bỏ được các thành phần như: SiO2,

34

Al2O3, Fe2O3, P2O5 và các tạp chất khác. Thành phần SO3 dưới dạng H2SO4 được xử lý bằng nước vơi trong với mục đích tạo ra thạch cao mới góp phần nâng cao hàm lượng thạch cao của sản phẩm, đồng thời có tác dụng trung hịa và xử lý các loại axit khác như H3PO4, HF khơng có lợi cho sản phẩm thạch cao thu được. Quá trình tuyển cơ học được sử dụng để tách các thành phần có tỷ trọng lớn hơn so với thạch cao như Al2O3 và Fe2O3, do thiết bị đơn giản, chi phí đầu tư và vận hành không lớn và phạm vi ứng dụng rộng rãi.

3.2. NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BÃ THẢI VỚI Ca(OH)2 3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(OH)2 3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(OH)2

Như đã trình bày ở trên mục đích xử lý bã thải gyps bằng dung dịch Ca(OH)2 là nhằm tạo phản ứng trung hòa giữa Ca(OH)2 với các axit có trong thành phần bã thải, mục đích khác là làm tăng hàm lượng thạch cao (CaSO4) sinh ra từ phản ứng:

H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + H2O

Thực tế với hàm lượng bã thải photpho DAP Hải Phòng đã phân tích ở trên ngồi H2SO4 cịn có HF, H3PO4 (P2O5), Al2O3. Do đó, để phản ứng triệt để và loại hết các thành phần trên thì lượng Ca(OH)2 thêm vào phải dư.

Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O P2O5 + 3Ca(OH)2 → Ca3 (PO4)2 +3 H2O

HF + Ca(OH)2 → CaF2 + H2O

Để khảo sát nồng độ Ca(OH)2 tới thành phần bã thải, nồng độ Ca(OH)2 được tiến hành khảo sát trong khoảng từ 0,05 mol/l đến 0,25 mol/l, các điều kiện khác như: lượng mẫu, tốc độ khuấy...giữ nguyên không đổi. Bã thải gyps sau khi cho vào dung dịch Ca(OH)2 khuấy kỹ trong khoảng thời gian nhất định, sau được lọc và rửa sạch bằng nước. Sấy khô trước khi đem đi xác định hàm lượng của CaSO4, Al2O3 và P2O5 theo các phương pháp như đã trình bày trong mục 2.4, kết quả thu được trình bày trong bảng 3.2.

35

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chế biến bã thải photpho của nhà máy DAP hải phòng để sản xuất các vật liệu xây dựng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)