Tác động của cuộc khủng hoảng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) KHỦNG HOẢNH tài CHÍNH NHỮNG điều CHÚNG TA BIẾT từ lý THUYẾT và NHỮNG KINH NGHIỆM THỰC tế (Trang 25 - 28)

Khi khủng hoảng nổ ra, hàng loạt công ty bảo hiểm và ngân hàng bị phá sản, thâu tóm, sát nhập; lợi nhuận của các tổ chức tài chính giảm sút, việc làm bị cắt giảm là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nước phát triển. Sự sụp đổ trong khu vực tài

chính Mỹ nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới sau khi đã hạ gục những tên tuổi lừng lẫy của Mỹ. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính, thiệt hại của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ lên đến 1,3 nghìn tỷ USD. Tất cả các nền kinh tế lớn của thế giới như Nga, EU, Trung Quốc và Nhật Bản đều đang trở thành nạn nhân của “cơn địa chính tài chính” Mỹ.

Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông Á. Đồng thời, do lo ngại về bất ổn định xảy ra làm cho nạn đầu cơ lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lương thực tăng cao trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu. Một số nền kinh tế như Nhật Bản, Singapore, Hong Kong và Đài Loan rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại. Kinh tế các khu vực trên thế giưới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu mỏ cho sản xuất và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho các nước xuất khẩu dầu mỏ bị thiệt hại.

Giá vàng lập kỷ lục trên 1000USD 1 ounc. Còn giá lương thực đắt đỏ lại tạo ra căng thẳng thực sự tại nhiều nơi, thậm chí các quốc gia xuất khẩu lương thực. Lạm phát từ đó cũng xảy ra tràn lan tại nhiều quốc gia.

Giá dầu sau khi đạt đỉnh vào tháng 7/2008 bắt đầu lao dốc không phanh. Giá dầu tại thời điểm đỏ chỉ còn khoảng 40$ 1 thùng, mất hơn 100$, tương ứng gần 70%, so với giá trị ban đầu, bất chấp những nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC.

Tăng trưởng kinh tế thế giới: Tốc độ tăng trưởng GDP của tồn thế giới năm 2008 giảm xuống cịn 2,8% ( bằng một nửa so với năm 2007) và rơi xuống trạng thái tăng trưởng âm (-0,6%) năm 2009.

Thương mại và du lịch: Điều kiện tín dụng thương mại giảm sút đã dẫn đến sự suy giảm lớn nhất trong hoạt động ngoại thương trong hơn 70 năm trở lại đây. Cùng với sự suy giảm của thương mại, du lịch cũng rơi vào thời kỳ khó khăn với lượng khách du lịch giảm đến 4% trong năm 2009. Tổng thu nhập từ lĩnh vực du lịch giảm mạnh ở tất cả các nước.

Đầu tư: Khi khủng hoảng bùng nổ, các dòng vốn đầu tư nhanh chóng giảm sút. FDI là dịng vốn ít có sự biến động hơn so với đầu tư gián tiếp cũng đã giảm gần một nửa trong thời gian khủng hoảng, từ mức hơn 3 nghìn tỷ USD vào năm 2007, đến năm 2009 giảm xuống chỉ cịn 1,14 nghìn tỷ USD.

Kiều hối: Tổng kiều hối tồn cầu thế giới năm 2009 đã giảm xuống cịn 317 tỷ USD, giảm 21 tỷ so với năm 2007.

Việc làm: Thất nghiệp gia tăng, số lượng việc làm giảm Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu đã tăng từ 5,6% năm 2007 lên mức 6,3% năm 2009.

Những rủi ro hậu khủng hoảng: Mặc dù không xuất phát trực tiếp từ khủng hoảng nhưng sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy những yếu kém vốn tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế bùng phát thành những biến cố nghiêm trọng như cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu, nguy cơ chiến tranh tiền tệ hay rủi ro lạm

phát tăng cao tại Châu Á tiếp tục gây ra những bất ổn trong nền kinh tế trong thời kỳ hậu khủng hoảng.

** Tình hình Việt Nam giai đoạn đó

Cuộc khủng hoảng này xảy ra khi Việt Nam đã bắt đầu tham gia vào quá trình hội nhập với tồn thế giới, nên do đó cũng bị ảnh hưởng dù ít hay nhiều.

Xét trên khía cạnh đầu tư, khi đó, Mỹ đứng thứ 6 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam. Ngược lại, trong quan hệ ngắn hạn, chúng ta xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn. Trên lĩnh vực thương mại, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 23-25 %. Còn lại, quan hệ giữa 2 hệ thống tài chính, ngân hàng gần như khơng đáng kể. Do đó, Việt Nam hầu như không chịu tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.

+ Biến động tỷ giá USD/VND: Năm 2008, biên độ tỷ giá liên tiếp 3 lần nới rộng, 2 lần được tăng mạnh trực tiếp ở tỷ giá bình quân liên ngân hàng, những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử.

+ Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nhất từ cuộc suy thối của Mỹ có lẽ là ở lĩnh

vực xuất khẩu. Hiện nay Mỹ chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng đồng thời phần lớn sản phẩm của ta xuất khẩu sang Mỹ là hàng may mặc, giày dép và hàng thủy sản nên trước mắt chỉ những mặt hàng này gặp khó khăn.Tình hình

là năm 2008 x́t khẩu chỉ đạt khoảng 64 tỷ đô la, xuất khẩu không chỉ giảm về số đơn đặt hàng mà cả về giá bán của hàng hóa xuất khẩu. Nhiều nhà doanh nghiệp trong nước đã gặp khó khăn do thị trường hàng hóa giảm và thiếu vốn đầu tư.

Tình trạng tăng trưởng kinh tế

Quý I năm 2008 với mục tiêu tăng trưởng GDP 9% nhưng đã giảm còn 6,5%; biên độgiá của các mặt hàng dao động mạnh, lãi suất ngân hàng liên tục thay đổi, giá dầu giảm ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua,… tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta năm 2008 đã chậm lại, còn 6,2% so với 8,5% năm 2007. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000; hơn nữa tăng trưởng quí IV/2008 chỉ đạt 5,7% so với 6,5% của ba quí đầu năm 2008.. Đặc biệt, trong khi tăng trưởng của khu vực công nghiệp-xây dựng sụt giảm đáng kể (6,1% so với 10,2% năm 2007), thì khu vực nơng-lâm-thủy sản lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2007 (4,1% so với 3,8%), thể hiện ý nghĩa to lớn của khu vực này trong phát triển đất nước cũng như trong giải quyết các vấn đề xã hội trong tình hình khó khăn.

Bảng 1: Tăng trưởng GDP, 2004-2008 (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK) và tính tốn của Viện Nghiên cứu Quản lý

kinh tế Trung ương (Viện NCQLKTTƯ).

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) KHỦNG HOẢNH tài CHÍNH NHỮNG điều CHÚNG TA BIẾT từ lý THUYẾT và NHỮNG KINH NGHIỆM THỰC tế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)