1. Đối với Hy Lạp
Cuộc khủng hoảng nợ công này đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tƣ. Khủng hoảng nợ cơng là làm xếp hạng tín dụng của Hy Lạp bị hạ xuống rất thấp. Ngày 15/06/2010, Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody‟s đã hạ 4 bậc xếp hạng tín dụng của Hy Lạp xuống mức không đầu tƣ và cảnh báo, việc Hy Lạp thâm hụt ngân sách sẽ tạo ra nhiều hậu quả xấu về kinh tế. Dù đƣợc EU và IFM hứa hẹn “bơm” tiền nhƣng 14/07/2011, hãng xếp hạng FITCH đã hạ 3 bậc đối với mức tín dụng của Hy Lạp từ B+ xuống CCC, thấp nhất trong thang xếp hạng của FITCH. Ngày 28/07/2011, Standard&Poor (S&P) nhận định rằng Hy Lạp sẽ phá sản một lần sau khi các quan chức châu Âu thúc đẩy kế hoạch tái cơ cấu nợ xuống gói cứu trợ 2. Chính vì vậy S&P đã hạ tiếp xếp hạng tín dụng của Hy Lạp từ CCC xuống CC chỉ trên mức vỡ nợ 2 bậc với đánh giá triển vọng tiêu cực. Tình hình tài chính tiền tệ của Hy Lạp chính là làm giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng. Lãi suất trái phiếu tăng cao vì chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động đƣợc ngƣời mua. (Hình 3. Lãi suất trái phiếu chính phủ kì hạn 10 năm của Hy Lạp (%) giai đoạn 2001-2017)
Tiếp theo, khủng hoảng nợ công cũng dẫn tới việc cắt giảm chi tiêu và tăng các loại thuế để cải thiện tình hình mặc dù theo nhận định của các chuyên gia, chính sách này sẽ làm cuộc sống của ngƣời dân Hy Lạp khó khăn hơn rất nhiều. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp cũng dẫn đến tốc độ tăng GDP giảm và thất nghiệp gia tăng.
Nhƣ vậy, Hy Lạp phải đối mặt là mất khả năng tiếp cận thị trƣờng tài chính quốc tế hoặc những điều kiện ƣu đãi đi kèm các khoản vay sẽ mất đi, chi phí lãi vay sẽ ở mức rất cao hoặc thậm chí khơng huy động đƣợc nguồn vốn.
Theo thông tin từ Reuters, hiện các ngân hàng Hy Lạp đang giữ khối lƣợng lớn trái phiếu Chính phủ và là chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Hy Lạp. Nếu Hy Lạp vỡ nợ, các ngân hàng này có khả năng đƣợc yêu cầu tìm kiếm các nguồn vốn mới để bù đắp các khoản lỗ và hầu nhƣ chắc chắn là Hy Lạp sẽ quốc hữu hóa những ngân hàng có liên quan đến nợ Chính phủ. Ngồi ra, việc các tổ chức tài chính trong nƣớc bán tháo các tài sản nợ có thể xảy ra sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính tại Hy Lạp.
2. Đối với các nƣớc trong khu vực Eurozone
Cuộc khủng hoảng Hy Lạp là một trong những nguyên nhân khiến cho sự phục hồi của khu vực đồng tiền chung châu Âu chậm hơn. Đức và Pháp là 2 nƣớc chủ nợ lớn nhất của Hy Lạp. Theo ƣớc tính của các chuyên gia kinh tế, thiệt hại của các ngân hàng Pháp và Đức nếu Hy Lạp vỡ nợ lần lƣợt là 56,9 và 23,8 tỷ USD. Ngoài ra, việc Hy Lạp vỡ nợ cũng gây thiệt hại lớn cho ngân hàng Anh, Bồ Đào Nha, Mỹ, Hà Lan,…Nếu Hy Lạp vỡ nợ, hệ thống ngân hàng của các quốc gia này sẽ đối mặt với khoản nợ xấu lớn, ảnh hƣởng đến an toàn hệ thống ngân hàng toàn cầu.
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngay cả những quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất trong khu vực cũng đứng trƣớc nguy cơ của nợ cơng. Do các món nợ chồng chéo giữa các nƣớc trong khu vực đồng tiền chung. Sự sụp đổ của hệ thống tài chính của một nƣớc có thể kéo theo nhiều nƣớc khác do rủi ro về các khoản nợ khó địi. Thêm vào đó, khó khăn trong việc điều hành chính sách
trong nƣớc và khoản tiền phải gánh thêm từ các gói cứu trợ khổng lồ cho Hy Lạp đã khiến nền kinh tế của các nƣớc này hồi phục chậm chạp.
Cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp kéo theo mối lo ngại về hiệu ứng khủng hoảng domino lan rộng khắp châu Âu. Sau Hy Lạp là Italia - nền kinh tế từng đứng thứ 7 thế giới, lâm vào tình trạng suy thối từ giữa năm 2011, với gánh nặng nợ nần lên tới 130,3% GDP. Tiếp theo trong danh sách các nƣớc có nợ cơng tăng rất cao là Bồ Đào Nha 127,2%, tăng 14,9% so với năm 2010, Ireland 125,1% (tăng 18,3%), và Tây Ban Nha 88,2% (tăng 15,2%). Chỉ có hai trong số các quốc gia khu vực đồng EUR báo cáo giảm nợ là Đức - nền kinh tế lớn nhất khu vực - và Estonia.
3. Đối với đồng EUR
Hình 5 Biến động tỷ giá USD/EUR 2004-2016
Khủng hoảng nợ của Hy Lạp khiến EUR liên tục mất giá so với đồng USD và các đồng tiền chủ chốt khác. Tỷ trọng của EUR trong quỹ dự trữ của các ngân hàng trung ƣơng trên thế giới vào cuối năm 2009 khoảng 30% so với mức 17.9%
từ khi ra đời. Tuy nhiên khi khu vực đồng EUR lâm vào khó khăn sau khủng hoảng nợ cơng của Hy Lạp thì sức mua của đồng tiền này suy giảm mạnh.
Đồng EUR bắt đầu đƣợc giao dịch vào tháng 1/1999 với tỷ giá USD1.1837/EUR. Bầu khơng khí ảm đạm của khủng hoảng nợ Hy Lạp đã ảnh hƣởng xấu đến đồng EUR sau 11.5 năm lƣu hành, đồng tiền này mất 15% giá trị trong 6 tháng đầu năm, xuống mức kỉ lục USD1,1877/EUR trong vịng 4 năm. Sau đó đồng tiền này đã tăng trở lại 6,7 % và giao dịch ở mức USD1,3207/EUR vào ngày 5/8/2010 nhƣng lại giảm mạnh chỉ còn 1,2665 vào ngày 9/9.