Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) khủng hoảng nợ công ở hy lạp và kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng nợ công (Trang 31 - 34)

Năm 2018, Hy Lạp vừa bƣớc ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ công sau 8 năm thực hiện chính sách cắt giảm chi tiêu và 3 gói cứu trợ quốc tế liên tiếp. Ngày 20/8/2018, hơn 8 năm kể từ khi nhận gói cứu trợ đầu tiên của khu vực đồng tiền chung EUR, Hy Lạp đã ra khỏi chƣơng trình cứu trợ tài chính thứ 3, sự kiện này đƣợc gọi là Grexit - một sự kiện đƣợc chào đón.

Cải cách kinh tế theo yêu cầu của nhóm “bộ ba” chủ nợ (gồm EU-ECB- IMF) đã đƣa tình trạng nợ cơng và thất nghiệp của Hy Lạp từ mức cao nhất trong lịch sử xuống mức an toàn.

Tỷ lệ thất nghiệp cũng từ mức cao hơn 27% giảm xuống còn dƣới 20% vào đầu tháng 8 này. Kinh tế Hy Lạp đã tăng trƣởng quý thứ 5 liên tiếp trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3/2018 với mức tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2017, nhờ hoạt động xuất khẩu khởi sắc. Ủy ban châu Âu dự báo Hy Lạp sẽ ghi nhận mức tăng trƣởng 1,9% trong năm nay.

Hình 6 Tỷ lệ nợ trên tổng GDP của Hy Lạp và EU qua các năm

Tuyên bố ngày 20/7 của S&P nhấn mạnh nền kinh tế Hy Lạp đã phát đi những tín hiệu khả quan sau khi nƣớc này tiến hành các cải cách cơ bản về thuế và môi trƣờng kinh doanh, tạo đà cho sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn. S&P nhận định thêm rằng các dự án hạ tầng cơng cộng có thể thúc đẩy đầu tƣ vào các

của quốc gia Đông Nam Âu. Cơ quan này vẫn giữ dự báo tỷ lệ nợ công cao ở mức “B+” của Hy Lạp.Việc thốt khỏi gói cứu trợ thứ 3 cho thấy sau 3 năm phải chịu đựng những biện pháp khắc khổ để đổi lấy các gói cứu trợ kinh tế, Hy Lạp đã chính thức rời khỏi “chiếc ô bảo vệ” của EU, ECB và IMF. Song, dù đây là một tin vui mang tính lịch sử cho Hy Lạp, nƣớc này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian hậu cứu trợ.

Tháng 6/2018, Athens đã đạt thỏa thuận với các chủ nợ trong Eurozone, qua đó gia hạn thêm 10 năm để nƣớc này thanh toán các khoản nợ cơng của mình, hiện ở mức tƣơng đƣơng 180% GDP và vẫn là mức cao nhất trong EU. Thỏa thuận này cũng cho phép Hy Lạp khơng cịn phải phụ thuộc vào chƣơng trình cứu trợ của nƣớc ngoài từ ngày 20/8. Thỏa thuận nêu trên là một bƣớc ngoặt quan trọng đối với khu vực Eurozone sau gần một thập niên kể từ cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp đã khiến thế giới chống váng vì những khoản chi tiêu vƣợt tầm kiểm soát.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) khủng hoảng nợ công ở hy lạp và kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng nợ công (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)