Thực tiễn về chính sách phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) HOẠCH ĐỊNH và THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM (Trang 27 - 39)

2.2.1. Các chính sách phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam trước khi gia

nhập WTO

Trước thời kỳ đổi mới ở Việt Nam Nhà nước độc quyền xuất khẩu, chỉ sau khi đổi mới quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa được mở rộng. Từ giai đoạn 1991 đến 2003, chính sách nổi bật nhất về thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là “Chủ động đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại đối với mọi quốc gia, tích cực thâm nhập các thị trường mới. Đến hết năm 2003, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới 221 thị trường. Đạt được những thành tựu to lớn này là do chúng ta đã có những chính sách, cơ chế thích hợp đối với phát triển thị trường mới, mặt hàng, hỗ trợ… cho xuất khẩu

2.2.1.1. Chính sách mặt hàng

a) Xây dựng cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất kinh doanh

phù hợp với cung – cầu thị trường

Các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện dự án phát triển vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập chung có sản lượng lớn như: lúa gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, chè, rau quả, sản phẩm gỗ, sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ, bị sữa…

Theo dõi sát tình hình thị trường, dự báo đúng tình hình để có giải pháp điều tiết thị trường phù hợp, phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với cung cầu thị trường.

b) Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Trong giai đoạn sau đổi mới chủ chương của nhà nước là xuất khẩu các mặt hàng sản phẩm thơ, chưa qua chế biến sau đó dần coi trọng đầu tư cơng nghệ để nâng cao tỉ trọng hàng hóa chế biến sâu và chất lượng cao, giảm dần tỷ trọng hàng hóa gia cơng và hàng hóa bán qua các thị trường trung gian.

2.2.1.2. Chính sách thị trường

a) Về quyền tham gia xuất khẩu hàng hóa

Trong giai đoạn 1991-2003, quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa được mở rộng thơng qua các chính sách chủ yếu của Nhà nước như sau:

- Nghị định 64 HĐBT ngày 10/6/1989 của Hội đồng Bộ trưởng Quy định về chế độ và tổ chức quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; mở rộng quyền hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp cho các cơ sở làm hàng xuất khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế. Sau Nghị định này được ban hành, số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu không ngừng gia tăng, đến hết ngày 31/12/1994 nước ta đã có khoảng 3.250 doanh nghiệp tham gia xuất, nhập khẩu trực tiếp.

- Luật Thương mại được quốc hội phê chuẩn năm 1997 và Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31.7.1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hố với nước ngồi đã loại bỏ những chồng chéo, rào cản của các văn bản ban hành trước đó tạo ra một mơi trường pháp lý thơng thống cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nghị định 57/1998/NĐ-CP đã đóng góp quan trọng vào thành công của công tác xuất nhập khẩu giai đoạn 1999-2000.

- Nghị định số 10/1998/NĐ-CP về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tham gia xuất khẩu và kể từ năm 1999 được quyền xuất khẩu tất cả các loại sản phẩm khai thác được trên thị trường Việt Nam. - Nghị định 44/2001/NĐ-CP (2/8/2001) của Chính phủ, quyền kinh doanh xuất

nhập khẩu hàng hoá đã được mở cho tất cả các thương nhân. Phạm vi được phép kinh doanh xuất khẩu cũng khơng cịn phụ thuộc vào ngành hàng trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, từ tháng 1/2002, đã được quyền xuất khẩu hàng hoá gần như thương nhân Việt Nam. Đây là những biện pháp quan trọng, góp phần đa dạng hóa chủ thể xuất khẩu, khơi dậy tiềm năng xuất khẩu của tất cả các thành phần kinh tế.

b) Thuế

Luật thuế xuất, nhập khẩu được ban hành năm 1987, liên tục được sửa đổi qua các năm 1991,1993 cho phù hợp với chính sách mở rộng kinh tế đối ngoại và yêu cầu thực tiễn của hoạt động xuất-nhập khẩu ở Việt Nam trong từng thời kỳ phát triển kinh tế.

Đến cuối năm 2003, thuế xuất khẩu của hầu hết các hàng hóa thơng thường đã được bãi bỏ (trừ tài nguyên, nguyên vật liệu quý hiếm) nhằm khuyến khích mở rộng xuất khẩu.

c) Các biện pháp phi thuế

Thời kỳ 1991-2003, các hàng rào phi quan thuế được sử dụng trong xuất khẩu gồm: hạn chế số lượng mặt hàng, hạn ngạch, giấy phép, các tiêu chuẩn kỹ thuật. Hết năm 2003, nước ta vẫn duy trì danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu (đồ cổ, vũ khí, ma túy, hóa chất, gỗ trịn, động vật quý ...) và danh mục xuất khẩu bằng hạn ngạch (dệt may, giày dép).

Nhìn chung, các biện pháp phi quan thuế ngày càng được vận dụng một cách uyển chuyển, phù hợp với thông lệ quốc tế và giảm thiểu theo hướng tạo thuận lợi cho mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

d) Công tác đàm phán, mở rộng quan hệ thương mại của chính phủ

Chính phủ đã đàm phán ký kết các Hiệp định thương mại song phương và đa phương, Hiệp định về kiểm dịch động thực vật, đàm phán trả nợ nước ngồi bằng hàng hóa,…

Cơng tác đàm phán kiến tạo thị trường được nâng cao bằng việc ký Hiệp định Thương mại với hơn 80 quốc gia trên thế giới. Tại hầu hết các thị trường xuất khẩu quan trọng, hàng hóa Việt Nam đều được hưởng quy chế tối huệ quốc hoặc cao hơn nữa là GSP. Trong đó phải kể đến Nhật Bản với chế độ thuế nhập khẩu tối huệ quốc năm 1999; Xuất khẩu giày dép, hàng dệt may vào EU được mở rộng nhờ ưu đãi dành cho Việt Nam.

Năm 2001, ta đã đàm phán và ký kết được 7 Hiệp định thương mại, trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ có hiệu lực từ ngày 10/12/2001.

Năm 2003, Bộ Thương mại đàm phán và ký tắt Hiệp định dệt may với EU giai đoạn 2003-2005 và ký kết chính thức Hiệp định dệt may với Hoa Kỳ giai đoạn 5/2003-2004.

2.2.1.3. Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu

a) Hỗ trợ tín dụng xuất khẩu

Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/ 9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu xác định đối tượng cho vay là: Doanh nghiệp Việt Nam có dự án sản xuất chế biến, gia công xuất khẩu mà phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án đạt kim ngạch ít nhất bằng 30% doanh thu hàng năm. Các hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu gồm: tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn và xử lý rủi ro.

b) Xúc tiến thương mại

Công tác xúc tiến thương mại tiếp tục được quan tâm đặc biệt. Thực hiện Chỉ thị số 31/2001/CT-TTg ngày 13/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu năm 2002, Bộ Thương mại đã tổ chức 5 đoàn liên ngành khảo sát và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và châu Phi. Thủ tướng Chính phủ cũng cho phép thành lập 3 trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Hoa Kỳ, Nga và UAE. Hoạt động xúc tiến đang ngày càng sơi động, có thêm các hình thức mới. Các Hiệp hội và doanh nghiệp đã và đang tham gia ngày càng tích cực, trách nhiệm vào các chương trình xúc tiến của Nhà nước. Đặc biệt, đã xây dựng được cơ chế hỗ trợ xúc tiến thương mại theo các chương trình trọng điểm quốc gia để bảo đảm tính định hướng và hiệu quả, không thực hiện theo hướng dàn trải như trước.

c) Quỹ bình ổn giá

Quỹ này được lập từ lợi nhuận siêu ngạch trong thương mại, đặc biệt có ý nghĩa đối với xuất khẩu các loại nông sản như cà phê, hạt tiêu, hạt điều trong thời gian qua.

d) Quỹ khen thưởng xuất khẩu

Quỹ này đã có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy, xúc tiến xuất khẩu, tìm thị trường mới cho xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. Quỹ này đã góp phần tích cực trong việc mở rộng thị trường mới cho xuất khẩu những năm qua.

2.2.2. Các chính sách phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam sau khi gia

nhập WTO

2.2.2.1. Chính sách mặt hàng

a) Biện pháp thực hiện: Thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

- Đối với nhóm hàng nguyên liệu và khoáng sản: Giảm khối lượng xuất khẩu khống sản thơ, chuyển dần sang xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị nhóm hàng nhiên liệu và khai khống.

- Đối với nhóm hàng nơng lâm, thủy sản: Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản; hướng mạnh vào phát triển sản phẩm sạch, có giá trị tăng cao, có sức cạnh tranh và vượt được rào cản thương mại ngày càng tinh vi của các nước nhập khẩu.

- Đối với các nhóm hàng cơng nghiệp chế biến, chế tạo và thủ công mỹ nghệ: Khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu đa dạng, nguồn lao động dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến và chế tạo sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ có tỷ lệ giá trị trong nước và giá trị tăng cao để phục vụ xuất khẩu, tăng kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu.

b) Một số các quyết định:

Quyết định số 1137/QĐ- TTg ngày 03 tháng 8 năm 2017 của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2003.

Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030;

c) Quan điểm:

Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu bảo đảm phù hợp với quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.

Phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phù hợp với các cam kết quốc tế, đồng thời tận dụng được lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia để thực hiện nhất quán chủ trương chủ động hội nhập quốc tế.

Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng đang và sẽ có lợi thế xuất khẩu, trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh hiện có, đồng thời tạo ra lợi thế so sánh mới dựa trên ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao và các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Doanh nghiệp đóng vai trị quyết định trong nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, hiệp hội ngành hàng đóng vai trị hỗ trợ và liên kết các doanh nghiệp hội viên.

d) Mục tiêu:

- Mục tiêu chung: Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu Việt Nam

trên thị trường thế giới giai đoạn 2016-2020 và 2021-2030, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần 2010, cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 và đạt thặng dư thời kỳ 2021 - 2030.

- Mục tiêu cụ thể Đến năm 2020:

+ Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng các mặt hàng có lợi thế xuất khẩu. + Giá trị gia tăng của các mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu chủ lực tăng

bình quân 20% so với hiện nay. Tăng dần tỷ trọng xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường các nền kinh tế phát triển (như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...). + Đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 8%/năm thời kỳ 2016-2020. + Mỗi năm có ít nhất 100 lượt doanh nghiệp xuất khẩu có sản phẩm đạt

thương hiệu quốc gia và 200 lượt doanh nghiệp đạt giải chất lượng quốc gia. + Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên phụ

liệu và linh phụ kiện cho các ngành hàng có lợi thế xuất khẩu.

+ Doanh nghiệp Việt Nam tham gia được vào chuỗi cung ứng tồn cầu ở một số khâu có giá trị gia tăng cao.

+ Tăng năng lực cạnh tranh công nghiệp Việt Nam ít nhất 12 bậc so với 2015. + Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia tăng ít nhất 15 bậc so với năm 2015.

Đến năm 2030:

+ Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng các mặt hàng sẽ có lợi thế xuất khẩu. + Đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 9-10%/năm thời kỳ 2021-2030. + Mỗi năm có ít nhất 200 lượt doanh nghiệp xuất khẩu có sản phẩm đạt

thương hiệu quốc gia và 400 lượt doanh nghiệp đạt giải chất lượng quốc gia. + Hình thành các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, làm nịng cốt cho

các nhóm mặt hàng xuất khẩu.

2.2.2.2. Chính sách thị trường và hỗ trợ xuất khẩu

a) Một số quyết định:

Quyết định số 3922/QĐ- BCT ngày 18 tháng 10 năm 2018 của bộ công thương ban hành kế hoạch của bộ công thương triển khai thực hiện chỉ thị số 25/CT- TTG ngày 31 tháng 8 năm 2018 của thủ tướng chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu.

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu;

b) Mục tiêu, yêu cầu

- Triển khai thực hiện đồng bộ, đảm bảo tiến độ, có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu.

- Phấn đấu đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm ở mức cao nhất so với chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao.

- Tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. - Tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất

khẩu; xác định các sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh cao trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp để có biện pháp phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tham gia vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

c) Nội dung

- Cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí, loại bỏ những nút thắt, rào cản đối với xuất khẩu

+ Đôn đốc các Bộ, ngành, các đơn vị thuộc Bộ liên quan rà soát, chủ động xây dựng để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) HOẠCH ĐỊNH và THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM (Trang 27 - 39)