3.1.1. Đề xuất mục tiêu hoạch định chính sách
- Mục tiêu phù hợp hơn với thị trường quốc tế, xóa bỏ các rào cản phát triển xuất khẩu:
Phát triển chính sách xuất khẩu của Việt Nam ln đi với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp, từ công nghiệp chế biến dựa trên lao động thủ công đến công nghiệp chế tạo dựa trên vốn cao và kỹ thuật hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu và tỷ lệ xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh.
Thực chất của chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu là đặt nền kinh tế quốc gia trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường quốc tế để phát huy lợi thế so sánh, buộc sản xuất trong nước phải luôn đổi mới công nghệ, không thể tồn tại với năng suất thấp kém, mau chóng nâng cao khả năng tiếp thị, tự do hố thương mại. Đích cuối cùng là đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu của thị trường, phù hợp hóa để thích ứng với mọi yêu của của thị trường quốc tế.
Chiến lược cho chính sách phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam cần đặt mục tiêu gắn nền kinh tế trong nước với các hoạt động của nền kinh tế thế giới, nối kết các nền kinh tế với nhau và tạo ra một không gian kinh tế rộng lớn hơn nhờ liên kết quốc tế.
- Mục tiêu gia nhập các thị trường mới, kiếm thêm cơ hội cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam:
Muốn hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam gia nhập và chiếm lĩnh được nhiều thị trường, cần thiết lập tốt mối quan hệ bạn hàng với các tổ chức và cá nhân kinh doanh xuất nhập khẩu trong và ngồi nước thực hiện phương châm “Bn có bạn, bán có phường”
Trong thời gian tới, Mục tiêu đặt ra là Việt nam cần củng cố tăng cường quan hệ buôn bán với các nước Châu á: phát triển thương mại với các khu vực khác. Song song với việc mở rộng thị trường mới, cần tìm cách xây dựng lại thị trường truyền thống có quan hệ từ
3.1.2. Đề xuất đường lối hoạch định chính sách phát triển thị trường xuất khẩu
của Việt Nam
3.1.2.1. Đường lối chung
Đường lối chính sách chung cho thị trường xuất khẩu Việt Nam trong tương lai sẽ là bước đi tiếp nối cho những chính sách đã thực thi trước đó. Chúng ta phát huy những thành tựu và tiếp tục tìm ra giải pháp nhằm giải quyết, hạn chế những vấn đề còn tồn tại.
Đồng thời, Việt Nam cũng ưu tiên phát triển bền vững. Tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải luôn coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu.
Thứ nhất, Việt Nam nên chú trọng gia tăng giá trị của hàng hóa xuất khẩu dựa vào
khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động dồi dào. Cần khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào cơng nghệ, trình độ lao động, … để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có khả năng tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị tồn cầu. Từ đó, từng bước đưa hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trở thành một trong những nguồn hàng uy tín trên thị trường thương mại quốc tế.
Thứ hai, xuất khẩu bền vững gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường.
Thứ ba, giải quyết những thách thức về chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Việt Nam
đang có rất nhiều cơ hội sau khi kí Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) ngày 30/6/2019. Vì vậy, muốn rộng cửa ra quốc tế, điều đầu tiên cần làm là gia tăng chất lượng từ quy trình sản xuất đến thành phẩm, dịch vụ.
3.1.2.2. Đường lối cụ thể
Việc đưa ra một chính sách thúc đẩy xuất khẩu với những nội dung phù hợp hoàn cảnh và điều kiện của Việt nam là rất quan trọng. Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu chính là chiến lược phát triển kinh tế. Nó khơng phải là nhiệm vụ của một ngành cụ thể mà nó là nhiệm vụ của các nhiều ngành khác. Nó khơng phải chỉ là nhiệm vụ của cơ quan xuất nhập khẩu mà nó cịn là của cơ quan quản lý, cơ quan sản xuất, cơ quan ra quyết
a) Chính sách chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
Nhân tố quyết định quy mơ, nhịp độ xuất khẩu hàng hố là cơ cấu hàng xuất khẩu và những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Xác định cơ cấu hàng hố có hiệu quả và những mặt hàng chủ lực là nội dung quan trọng của chính sách mặt hàng xuất khẩu.
Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu cần có chính sách chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng thô và sơ chế đi đôi với tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu.
Nhiệm vụ trong thời gian tới là chúng ta phải cải tiến cơ cấu hàng xuất khẩu theo những hướng cơ bản sau:
Thứ nhất, giảm tỷ trọng xuất khẩu thô và sơ chế tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến ngày
càng sâu và tinh. Tiếp tục cấm xuất khẩu gỗ trịn, gỗ sẻ, giảm dần xuất khẩu dầu thơ, quặng thơ, tài nguyên chưa qua chế biến. Chuyển từ xuất khẩu gạo, cà phê hạt, hạt điều, rau quả sang thực phẩm chế biến như cà phê hồ tan... có bao bì hiện đại, mẫu mã đẹp, thuận lợi cho bảo quản và sử dụng nhằm tăng sức cạnh tranh.
Thứ hai, tăng cường đầu tư cho công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu nhằm nâng cao
giá trị hàng xuất khẩu và tận dụng tối đa nguồn lực lao động trong nước.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ cao nhằm cải thiện chất lượng hàng hoá xuất khẩu, tăng
sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thứ tư, tạo ra những ngành hàng xuất khẩu mới có giá trị cao, mạnh dạn đào thải
những mặt hàng xuất khẩu không mang lại hiệu quả kinh tế.
b) Chính sách gắn sản xuất với xuất khẩu
Chính sách này có tầm quan trọng trong việc đẩy mạnh hàng xuất khẩu. Giữa sản xuất và xuất khẩu ln có mối quan hệ biện chứng. Muốn tạo ra được hàng hố xuất khẩu chiếm lĩnh được thị trường thì khâu sản xuất phải được chú trọng, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hợp lý. Phải tạo điều kiện để người sản xuất hiểu biết về thị trường của từng nước, từng khu vực trên thế giới và thị trường trong nước. Thiết lập tốt mối quan
c) Chính sách mở cửa thị trường.
Để thúc đẩy chiến lược hướng về xuất khẩu, chính sách mở rộng và tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại nên được thực hiện triệt để, theo phương châm mở cửa. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, các tổ chức kinh tế quốc tế, không phân biệt thể chế chính trị, tơn giáo, các tổ chức Chính phủ hay tổ chức phi Chính phủ nhằm tìm kiếm thị trường và bạn hàng cho các sản phẩm xuất khẩu.
Một số thị trường quan trọng của ngành xuất khẩu Việt Nam:
- Thị trường ASEAN: là thị trường lâu đời, có nét tương đồng về văn hóa, thể chế. - Thị trường Nhật Bản: là thị trường tiêu thụ lớn các mặt hàng như: dầu thô, than đá,
hàng thuỷ sản, công nghiệp may mặc.
- Thị trường Mỹ: Việt Nam đã có 7 mặt hàng lớn xuất khẩu sang Mỹ: cà phê, dầu thô, giày dép - đồ da, hải sản, dệt may, rau quả và gạo. Chúng ta phải có chính sách thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ - thị trường Mỹ là thị trường chủ lực.
- Thị trường các nước SNG: các nước SNG là bạn hàng truyền thống, dung lượng thị trường lớn, dân số đơng, đất nước rộng, có nhu cầu lớn về nhiều loại hàng hố mà Việt Nam có thể đáp ứng được như: gạo, thịt, rau quả, cao su, cà phê, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ...
- Thị trường Trung Đơng: Trung Đơng - một thị trường có sức tiêu thụ lớn, các công ty xuất khẩu của ta cần thâm nhập hơn nữa vào thị trường này.
d) Đổi mới các công cụ và thể chế quản lý xuất khẩu
Xuất khẩu là một công việc phức tạp, gặp khơng ít khó khăn trong các lĩnh vực như: tài chính, giấy phép, kiểm sốt, ngoại tệ... Do vậy việc đổi mới chính sách và thể chế quản lý xuất khẩu là vấn đề mà chúng ta cần phải bàn đến. Nhất thiết phải đổi mới và hồn thiện các cơng cụ quản lý nếu Việt Nam muốn thành công trong việc thúc đẩy xuất khẩu.
e) Thuế xuất khẩu
Chính sách thuế là một cơng cụ quan trọng để khuyến khích xuất khẩu. Các chính sách đã được nhà nước ta áp dụng bao gồm: chính sách miễn giảm thuế, miễn thuế hầu hết các mặt hàng xuất khẩu; áp dụng thuế xuất khẩu thấp đối với một số mặt hàng còn chịu thuế; nhà sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt...
Việt Nam đã có những ưu đãi cần thiết cho nhà đầu tư, chẳng hạn: Toàn bộ thiết bị đầu tư nhập khẩu để hình thành xí nghiệp, ngun vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đều được miễn thuế nhập khẩu. Tuỳ theo từng dự án, các nhà đầu tư phải nộp thuế lợi tức 10%, 15%, 20% hoặc 25% (trừ dầu khí, vàng bạc, đá quý, thuế lợi tức có thể cao hơn). Các dự án đầu tư có thể được miễn giảm thuế lợi tức tối đa là miễn 4 năm và giảm 4 năm tiếp theo kể từ khi liên doanh có lãi. Các nhà đầu tư được phép chuyển lợi nhuận về nước hoặc sang nước thứ 3 và chịu mức thuế chuyển lợi nhuận 5%, 7% hoặc 10% tuỳ theo từng dự án.
Chính sách này vẫn đang phát huy hiệu quả nhất định và chúng ta nên tiếp tục sử dụng công cụ thuế như công cụ quan trọng để phát triển thị trường xuất khẩu.
f) Thủ tục hải quan - Xuất khẩu hàng hoá
Hàng xuất khẩu phải làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu theo các quy định chính thức về xuất khẩu hàng hố và có khi theo u cầu của nước nhập hàng hố. Việc làm thủ tục xuất khẩu cho hàng hoá liên quan đến các biện pháp quản lý như:
- Hạn chế số lượng ( Giấy phép xuất khẩu ) - Hạn chế ngoại tệ ( Giám sát ngoại hối ) - Hạn chế tài chính ( Kiểm tra hải quan thuế ) - Nhu cầu thống kê thương mại
- Kiểm tra số lượng, chất lượng, kiểm tra vệ sinh y tế.
Khi làm thủ tục hải quan thông thường phải kiểm tra tư cách pháp nhân của doanh nghiệp cũng như kiểm tra các chứng từ có hợp lệ và đúng quy định khơng. Các thủ tục hải quan là cần thiết, tuy nhiên cịn rườm rà, chi phí bơi trơn cao, gây vấn nạn tham nhũng.
g) Tỷ giá hối đoái
Sự thay đổi tỷ giá hối đoái là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu và đương nhiên nó ảnh hưởng đến việc khuyến khích xuất khẩu.
Tỷ giá hối đoái liên quan chặt chẽ đến quản lý kinh tế vĩ mơ. Vì vậy chính sách tỷ giá hối đối ln được xem xét trong bối cảnh của chính sách quản lý kinh tế vĩ mơ. Cần xây dựng chính sách về tỷ giá hối đối linh hoạt, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thị trường trong và ngồi nước; giữ kim ngạch xuất khẩu có thể cân bằng tương đối với kim ngạch nhập khẩu trong biến động giá cả ở thị trường nội địa và thị trường thế giới. Không để tỷ giá đồng tiền Việt nam và đồng tiền nước ngoài chênh lệch quá xa so với tỷ giá trên thị trường.
h) Chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu
Những hình thức hỗ trợ xuất khẩu bao gồm việc thành lập các tổ chức đẩy mạnh xuất khẩu, giúp đỡ trong tiếp thị xuất khẩu và hỗ trợ cho các công ty thương mại.
Nên thành lập các tổ chức xúc tiến thương mại của các nước tại Việt Nam với mục tiêu: đẩy mạnh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam ra nước ngoài; các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu, tập trung đưa ra các giải pháp để tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu có các điều kiện dễ dàng như:
- Hỗ trợ ngoại tệ cho các công ty nhập khẩu thơng qua các hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi.
- Cấp các thủ tục đặc biệt.
- Đầu tư vào một số công ty mậu dịch quốc tế.
- Tổ chức trao đổi giữa các nhà hoạch định chính sách với các nhà xuất khẩu để thống nhất mục tiêu xuất khẩu.
Ngoài ra, ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần trợ cấp về mặt tài chính cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu để thực hiện tốt kế hoạch và mục tiêu của đơn vị dưới hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi.
i) Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động xuất nhập khẩu
Việc đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng để nhanh chóng tạo ra một đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và các nhà kinh doanh giỏi, thành thạo và linh hoạt thích ứng với nền kinh tế thị trường là một nhân tố rất quan trọng cho sự nghiệp đổi mới kinh tế và thay đổi cơ cấu xuất khẩu.
Trong hoạt động kinh doanh bn bán với nước ngồi, cơ chế kinh doanh, phương pháp kinh doanh của các đơn vị kinh tế của ta khơng thể thốt ly khỏi thơng lệ quốc tế, thậm chí cần phải phù hợp và tn thủ với thơng lệ quốc tế. Chính vì vậy, cần chú trọng đào tạo cán bộ về luật thương mại quốc tế, cách làm ăn với nước ngoài, cách tiếp thị thị trường, bạn hàng...
j) Tham gia các tổ chức kinh tế thế giới
Việt Nam cần phải tích cực tham gia các tổ chức kinh tế ở khu vực và trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của ASEAN thì cần phải phát huy và nâng cao hơn nữa địa vị và vai trị của mình. Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia và cam kết thực hiện tốt các vấn đề với AFTA, EVFTA, tổ chức thương mại quốc tế WTO... Các liên kết hợp tác này sẽ là bàn đạp để Việt Nam có nhiều cơ hội cạnh tranh hơn ở các thị trường lớn trên thế giới.