IV. GIẢI PHÁP
3. Giải pháp
3.1. Giải pháp từ phía nhà nước
Các nhà máy tái chế không thể hoạt động hiệu quả, chi phí sàng lọc, tái chế hiện nay cịn cao hơn việc nhập nguyên liệu từ nước ngoài về sản xuất. Chính vì vậy, các chương trình về thu gom rác thải nhựa mà doanh nghiệp đang làm mang ý nghĩa tuyên truyền nhiều hơn là hiệu quả kinh tế. Và để đạt được mục tiêu nào đó, chẳng hạn như cân bằng về tái chế với những loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thì một doanh nghiệp khơng thể làm được.
Muốn các chương trình thu gom, tái chế rác thải có thể phát huy được hiệu quả thì các chính sách tốt từ phía Nhà nước đóng vai trị quan trọng. Nó khơng chỉ tạo cơ sở thống nhất, đồng bộ trong thực hiện mà cịn khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các chương trình, sáng kiến.
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường thông qua nhiều nhiều chiến lược, định hướng quan trọng, có thể kể đến:
· Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh · Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo
· Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn.
Theo đó, Việt Nam ưu tiên xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng. Về phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam đặt mục tiêu tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo đạt 32% vào năm 2030 và 43% vào năm 2050.
trợ phát điện từ sinh khối và chất thải rắn, kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh....
Ngồi những chính sách, hoạt động đã được thực hiện thành cơng ở trên, việc chính phủ cần hành động ngay lúc này chính là:
Thứ nhất, các chính sách nên chú trọng vào Internet of Things (trong đó các vật dụng hằng ngày của chúng ta đều được kết nối mạng) và Công nghiệp 4.0 (các hệ thống kỹ thuật thông minh dùng để sản xuất đại trà) sẽ góp phần thúc đẩy vào q trình chuyển biến này. Cơng nghệ 4.0 tập trung chủ yếu phát triển công nghệ điện tử, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, có thể ứng dụng các sản phẩm của công nghệ 4.0 trong các lĩnh vực như quan trắc tự động môi trường ở các điểm xả thải, đo tự động mức độ ô nhiễm đối với các yếu tố mơi trường như nước thải, khơng khí, áp dụng trong dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn kết nối mặt đất với vệ tinh ..., từ đó có hệ thống dữ liệu rất tốt và chính xác để phục vụ cơng tác quản lý.
Thứ hai, các chính sách cần khuyến khích hoạt động có lợi cho xã hội và trừng phạt hành động có hại. Cần tăng thuế đối với việc tiêu thụ các nguồn lực không thể tái chế. Thuế giá trị gia tăng chỉ nên áp dụng đối với các hoạt động tạo giá trị gia tăng, chẳng hạn như đào mỏ, xây dựng và sản xuất và không nên áp dụng với các hoạt động nhằm duy trì, bảo tồn giá trị chẳng hạn như việc tái sử dụng, sửa chữa và tái sản xuất.
Cuối cùng, quan trọng nhất là các chỉ tiêu phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế tuần hồn thì các sản phẩm tạo ra được tái sử dụng nhiều lần, đồng thời tuổi thọ của chúng cũng lâu hơn các sản phẩm trước đó, vì vậy sẽ dễ khiến cho các chỉ số đang dùng có xu hướng giảm, dẫn đến hiểu nhầm kinh tế phát triển làm kinh tế giảm phát triển.