IV. GIẢI PHÁP
3. Giải pháp
3.2. Từ phía doanh nghiệp
Mặc dù khái niệm nền kinh tế tuần hoàn đã bắt đầu phổ biến ở Việt Nam, việc ứng dụng mơ hình vào thực tiễn vẫn cịn rất hạn chế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trở ngại lớn nhất của việc thực hiện kinh tế tuần hồn chính là lợi nhuận và quyết tâm của lãnh đạo doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, cần phải ứng dụng công nghệ hiện đại và tiêu tốn khoản chi phí sản xuất cao hơn chi phí hiện tại. Nguồn nguyên liệu sản xuất phải ưu tiên nguyên liệu tái chế. Đa số doanh nghiệp Việt khơng dễ gì để bắt kịp chuyến tàu chuyển đổi mang tên kinh tế tuần hoàn. Bởi đây là một q trình cần có sự đầu tư về cơng nghệ và năng lực đổi mới của các doanh nghiệp. Đây sẽ là những khó khăn, thách thức khơng nhỏ trong q trình chuyển đổi, bởi lẽ 95% trong tổng số hơn 500.000 doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có quy mơ nhỏ và vừa, thường là thiếu vốn, hạn chế về nguồn nhân lực cũng như chậm chạp trong quá trình đổi mới để thích ứng với yêu cầu phát triển.
Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) đã xây dựng “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp triển khai nền kinh tế tuần
hoàn” với mục tiêu là đề xuất các khuyến nghị về chính sách giúp tạo điều kiện xây
dựng thị trường nguyên vật liệu thứ cấp; giới thiệu những thông lệ tốt của các doanh nghiệp trên thế giới đến cộng đồng doanh nghiệp trong nước và hỗ trợ triển khai những sáng kiến dựa trên mơ hình hợp tác cơng - tư. Tất cả cùng cộng hưởng để thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của doanh nghiệp trong việc xây dựng một nền kinh tế phi phát thải, tạo thêm công ăn việc làm cho thị trường lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư, cũng như nắm bắt được cơ hội kinh doanh trị giá hàng nghìn tỷ USD do mơ hình kinh tế tuần hồn mang lại, và sớm hiện thực hóa chiến lược tăng trưởng xanh của nước nhà.