Giải pháp từ phía người tiêu dùng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hiệu quả mô hình KTTH của heineken tại việt nam (Trang 35 - 39)

IV. GIẢI PHÁP

3. Giải pháp

3.3. Giải pháp từ phía người tiêu dùng

Quan trọng nhất là xu hướng tiêu dùng của đại đa số người dân vẫn chưa thực sự ưu tiên cho sản phẩm thân thiện với môi trường. Không chỉ tập trung vào sản xuất xanh mà cần phải tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, tạo cơ hội để họ tiếp cận, nhận diện sản phẩm thân thiện với mơi trường qua thơng tin trên bao bì, nhãn hàng hóa.

Cần có những chiến lược truyền thơng và thơng tin để nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất và công chúng về trách nhiệm của họ đối với các sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng.

Tuyên truyền về việc tái chế rác thải có ảnh hưởng như thế nào đến với đời sống của người dân, khuyến khích mọi người sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế những sản phẩm không thể tái chế. Sử dụng truyền thông một cách hợp lý để tuyên truyền cho những sản phẩm thân thiện với mơi trường.

KẾT LUẬN

Có thể nói, kinh tế tuần hồn đã mang đến làn gió mới cho hướng phát triển tích cực đối với nền kinh tế nước ta, là một giải pháp thay thế bền vững cho mơ hình kinh tế tuyến tính truyền thống từ trước tới nay. Thay vì khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới dạng nguyên liệu thô để tạo ra sản phẩm, dịch vụ, và chôn lấp, xả thải các phế liệu không cần thiết ra mơi trường một cách lãng phí và gây ơ nhiễm, kinh tế tuần hoàn đã đem lại những hiệu quả tích cực hơn với mơi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực bằng cách tái chế, sử dụng các phương thức sáng tạo nhằm tối đa hóa vịng đời sử dụng của tài nguyên. Từ câu chuyện thành cơng của Heineken, ta có thể thấy rằng mơ hình kinh tế tuần hồn khơng những giúp giảm đi các tác động tiêu cực của nền kinh tế tuyến tính với mơi trường, tăng giá trị sử dụng của tài nguyên thiên nhiên, mà còn kiến tạo nên nhiều giá trị mới từ phế phẩm và rác thải, giúp nâng cao giá trị thương hiệu. Nhìn vào những con số đã được thống kê từ Heineken, như 4 trên tổng số 6 nhà máy sử dụng năng lượng sinh khối, giảm phát thải cacbon vào môi trường, hay gần như 100% chai thủy tinh được thu hồi và tái sử dụng sau khi làm sạch kháng khuẩn, gần 100% nước thải được xử lý ở độ an toàn tiêu chuẩn loại A trước khi trả về môi trường, chiến dịch Tủ lạnh xanh hay xâu cầu bằng số nắp chai bia, vỏ lon tái chế,… kinh tế tuần hồn gần như là một mơ hình siêu việt, giải quyết rất nhiều các vướng mắc, vấn đề cho kinh tế Việt Nam, khơng những mang đến ích lợi tích cực cho mơi trường, kiến tạo giá trị phế phẩm, mà còn giải quyết cả vấn đề việc làm cho người nông dân.

Bảo vệ môi trường, giảm áp lực tài nguyên thông qua mơ hình kinh tế tuần hồn là cần thiết. Chính phủ cần khuyến khích hoạt động áp dụng kinh tế tuần hồn trong khối doanh nghiệp, coi đây là động lực chính giúp hiện thực hóa chiến lược tăng trưởng xanh, thúc đẩy phát triển bền vững. Ngồi ra, cần có những biện pháp nâng cao dân trí, khẳng định tầm quan trọng của môi trường trong mỗi cá nhân, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho nguồn nhân lực, cơng nghệ cùng góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hồn phát triển đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần được định hướng nâng cao ý thức cộng đồng, đặt lợi ích xã hội song song với lợi ích kinh tế. Những phân tích được trình bày trong tiểu luận cịn nhiều thiếu sót trong khn khổ kiến thức và thời gian cho phép. Chúng em mong nhận được lời góp ý thiết thực từ cơ để bài tiểu luận được hoàn thiện tốt nhất. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Martin Geissdoerfer, Paulo Savaget, Nancy Bocken, Erik Jan Hultink (2017), “The Circular Economy – A new sustainability paradigm?”, Journal of Cleaner Production 2, Yuliya Kalmykovaa, Madumita Sadagopanb, Leonardo Rosadoc (2018),

“Circular economy – From review of theories and practices to development of implementation tools”, Chalmers, Architecture and Civil Engineering, Water Environment Technology

3, Nancy M. P. Bocken, Ingrid de Pauw, Conny Bakker & Bram van der Grinten (2016), Product design and business model strategies for a circular economy, Journal of Industrial and Production Engineering

4, Furkan Sariatli (2017), “Linear Economy versus Circular Economy: A comparative and analyzer study for Optimization of Economy for

Sustainability”, Visegrad Journal on Bioeconomy and Sustainable Development

5, Sjors Witjes a, Rodrigo Lozano (2016), “Towards a more Circular Economy: Proposing a framework linking sustainable public procurement and

sustainable business models”, Elsevier

6,https://isponre.gov.vn/home/dien-dan/1775-cac-mo-hinh-kinh-te-tuan-hoan-viet- nam-co-hoi-dinh-huong-phat-trien

7, Báo cáo phát triển bền vững của Heineken Việt Nam năm 2018 8, Báo cáo phát triển bền vững của Heineken Việt Nam năm 2017

9. https://kenniskaarten.hetgroenebrein.nl/en/knowledge-map-circular-economy/how- is-a-circula-economy-different-from-a-linear-economy/

PHỤ LỤC: ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN

Tên thành viên MSSV Cơng việc Mức độ hồn thành

Ngơ Thu Nga (Trưởng nhóm) 1714410160 - Mở đầu, kết luận - Phần 2 Tổng quan nghiên cứu - Tổng hợp bài Hoàn thành tốt nhiệt tình, trách nhiệm

Vũ Phương Thảo 1714410212 Phần IV giải pháp Hồn thành tốt, nhiệt tình, trách nhiệm

Nguyễn Thị Thuỷ Ly 1814420070 Phần 1 cơ sở lý thuyết Hồn thành tốt, nhiệt tình, trách nhiệm

Đàm Thị Trà My 1814420075 Phần 3.2.3 Thành tựu Hoàn thành tốt, trách nhiệm Đào Xuân Mỹ 1614410121 Phần 3.22 Mơ hình

KTTH của Heineken

Hồn thành tốt, chưa có trách nhiệm trong bài làm, chưa nhiệt tình

Nguyễn Hồng Yến 1814420113 Phần 3.1, 3.2.1 Hồn thành tốt, chưa nhiệt tình

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hiệu quả mô hình KTTH của heineken tại việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)