3.4.1. Kết luận
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến thay đổi trong tất cả cá lĩnh vực của xã hội và cuộc sống của chúng ta, từ lĩnh vực kĩ thuật, sản xuất, phân phối.... Kinh tế chính là linh vực vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đứng trước sự thay đổi lớn nền kinh tế vừ gặp những cơ hội mà cũng không it những thách thức. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra những ngành kinh tế mới như thương mại điện tử, cho vay ngang hàng, tiền diện tử,..... Tất cả những cơ hội mà cách mạng cơng nghiệp 4.0 mang lại góp phần tạo nên 1 nền kinh tế năng động, hiệu quả,minh bạch và đổi mới sáng tạo. Cùng với những cơ hội, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng mang đến nhiều thách thức. Các trung gian tài chính bắt buộc phải thích nghi đổi mới ,áp dụng cơng nghệ
Fintech,blockchain để theo kịp nền kinh tế ngày càng thay đổi nhanh chóng.Các chính phủ ,nhà nước cũng đứng trước các thách thức về quản lý,đổi mới chính sách , nhân lực cũng như hoàn thiện khung pháp lý.
3.4.2. Giải pháp
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra với tốc độ nhanh theo cấp số nhân đang làm thay đổi bối cảnh tồn cầu và có tác động ngày một gia tăng đến các trung gian tài chính Việt Nam, cả tác động tích cực cũng như bất lợi.
Nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách thức, các trung gian tài chính sẽ có khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với hệ thống trung gian tài chính các nước tiên tiến hơn. Trong trường hợp ngược lại, khoảng cách phát triển sẽ tiếp tục gia tăng.
Do vậy các trung gian tài chính tiếp tục giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tế cịn tồn đọng từ giai đoạn tăng trưởng nóng trước đây, nhanh chóng tận dụng những cơ hội và vượt lên những thách thức mới xuất hiện liên quan đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc trên phạm vi toàn cầu.
Thứ nhất, các trung gian tài chính cần đưa những cơ hội và thách thách thức liên quan đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào như là một nội dung bắt buộc của việc phân tích bối cảnh để điều chỉnh những thơng số của các kế hoạch phát triển trung và dài hạn, đặc biệt là chương trình đầu tư hạ tầng lớn, trước hết là công nghệ thơng tin, hệ thống bảo mật, mơ hình kinh doanh v.v…
Thứ hai, cần tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ,nâng cao năng lực hấp thụ cơng nghệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để giúp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và đầu tư nhằm tránh các khoản đầu tư sai, qua đó giúp ngăn ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai.
Thứ ba, cần có những thay đổi căn bản trong điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt và mang tính thị trường hơn, tránh để đồng tiền Việt Nam bị định giá cao. Quản lý tiền ảo tại Việt Nam là một vấn đề cấp thiết. Quản lý tốt không chỉ giúp bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế mà cịn tạo điều kiện để thực thi chính sách tiền tệ an tồn, hiệu quả. Cần hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo, trong đó nhấn mạnh việc rà sốt, đánh giá thực trạng khung pháp lý, đề xuất điều chỉnh để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo của Việt Nam.