Tập quán của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đánh giá cạnh tranh trên thị trường viễn thông việt nam bài 2 (Trang 25 - 27)

Chương 2 CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

2.3. Rào cản gia nhập thị trường

2.3.3. Tập quán của người tiêu dùng

Tập quán là hành vi, phản ứng và cách ứng xử biểu hiện ra bên ngồi của con người, có thể là cá nhân, tập thể hoặc cộng đồng xã hội theo một thói quen hay trong một khoảng thời gian dài.

Tập quán của người tiêu dùng trong viễn thơng là những thói quen của một cá nhân khi quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hay loại bỏ nhà cung cấp dịch vụ không phù hợp.

Người tiêu dùng có những tiêu chí khác nhau để lựa chọn nhà cung cấp và thay đổi thói quen tiêu dùng của mình, đặc biệt là trong thị trường viễn thông sôi động ngày nay

khi các nhà mạng liên tục tung ra các gói dịch vụ mới hấp dẫn. Ngồi những gói cước quen thuộc, khách hàng có thêm những sự lụa chọn mới, linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, nhóm tác giả đã đúc kết được một số tập quán chủ yếu của người tiêu ảnh hưởng đến việc lựa chọn các hãng dịch vụ viễn thơng cung cấp:

Người tiêu dùng có thói quen sử dụng các nhãn hiệu cũ, nghĩa là họ trung thành với nhãn hiệu mà mình đã sử dụng trước đó.

Theo kết quả nghiên cứu dựa trên gần 800 phiếu điều tra về hành vi người tiêu dùng dịch vụ viễn thông của TS. Lưu Tiến Đạt - Đại học Kinh tế Quốc dân (2014) thì:

78,4% người tiêu dùng khơng có ý định đổi số trong vịng 12 tháng tới, chỉ có 5,4% người được hỏi có ý định thay đổi nhà cung cấp dịch vụ.

40% trả lời sẽ sử dụng thêm dịch vụ của nhà cung cấp hiện tại, 25,6% sẽ sử dụng của nhà cung cấp khác.

Người tiêu dùng không ra sức tìm kiếm thơng tin về các hãng, đánh giá các đặc điểm của chúng, rồi đi đến quyết định mua dịch vụ của hãng nào mà họ “chuộng” những sản phẩm rẻ tiền và mua chúng thường xuyên với số lượng lớn; đặc biệt là học sinh, sinh viên.

Người tiêu dùng thụ động tiếp nhận thơng tin khi xem truyền hình, các mục quảng cáo trên online hay bán hàng trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, instagram,... Khách hàng bị ảnh hưởng bởi “hiệu ứng đám đơng”, họ có xu hướng lựa chọn hãng dịch vụ viễn thông phổ biến - nhiều người sử dụng, chứ không phải là dựa trên sự tin tưởng do chính hãng tạo ra.

Nhiều người tiêu dùng khơng hình thành một thái độ rõ ràng về một nhãn hiệu, mà lựa chọn nó chỉ vì nó quen thuộc. Nói cách khác, quảng cáo nhiều tạo ra sự quen thuộc cho khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của hãng. Do đó, hãng dịch vụ viễn thơng nào có sức mạnh cạnh tranh trên quảng cáo thì hãng đó chiếm ưu thế trên thị trường. Hoặc cũng có thể là do bạn bè hoặc người thân giới thiệu.

Người tiêu dùng cũng có xu hướng lựa chọn những hãng viễn thơng có nhiều chính sách dịch vụ ưu đãi như được cung cấp data mạng hàng tháng, miễn phí gọi nội mạng hay giảm giá gọi ngoại mạng,...

Năm 2018, Vietnamobile rầm rộ với sự ra mắt của Thánh sim 4G và nhanh chóng thu hút được đơng đảo người tiêu dùng bởi các ưu đãi khủng của Thánh sim này mang lại như miễn phí 4GB data/ngày chỉ với 20.000 đồng phí duy trì hằng tháng, miễn phí gọi nội mạng (cho các cuộc gọi dưới 30 phút, áp dụng tại 23 tỉnh/thành) và cước phí gọi ngoại mạng chỉ 680 đồng/phút.

Nhiều người vẫn cho rằng hãng viễn thông được đánh giá cao - “nhiều sao” thì sẽ có chất lượng dịch vụ tốt. Vì vậy, nếu người tiêu dùng khơng có đủ thơng tin về các nhà mạng thì họ sẽ có xu hướng lựa chọn những hãng viễn thơng với mức đánh giá cao.

Các yếu tố trên vơ hình chung đã tạo ra một sự rào cản hạn chế đáng kể sự thâm nhập thị trường của các hãng viễn thơng, mỗi hãng đều có những thách thức riêng. Ví dụ, các hãng mới sẽ gặp khó khăn trong việc thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ viễn thơng cũ của người tiêu dùng. Cịn những nhà mạng cũ thì phải thay đổi và cải tiến liên tục để đáp ứng nhu cầu khách hàng, làm cho họ khơng quay lưng lại với mình bởi các dịch vụ của nhà mạng mới hấp dẫn hơn.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đánh giá cạnh tranh trên thị trường viễn thông việt nam bài 2 (Trang 25 - 27)