3.1. Kết luận
3.1.1. Về rào cản gia nhập thị trường
Từ một số phân tích nêu trên, có tồn tại nhiều rào cản gia nhập thị trường viễn thơng Việt Nam, chính những rào cản này đã góp phần làm cho mức độ tập trung của thị trường viễn thơng Việt Nam ở ngưỡng cao vì vaayk àm chi nguy cơ xảy ra các vẫn đề cạnh tranh cao hơn.
Trong phần phân tích về rào cản gia nhập thi trường ở phần 2.3 nhóm tác giả nhập thấy rào cản lớn nhất mà một doanh nghiệp mới khi muốn tham gia vào thị trường viễn thông phải đối mặt là rào cản về vốn tài chính cơng nghệ.
Ngồi ra, do có đặc thù là bị chịu nhiều ảnh hưởng từ công nghệ thông tin nên trong thời đại 4.0 ngành viễn thơng địi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải không ngừng năng động, tích cực áp dụng khoa học kĩ thuật để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng .
Chính những rào cản nêu trên đã phần nào lý giải cho việc số lượng doanh nghiệp thấp cũng như mức độ tập chung cao của ngành viễn thông ở Việt Nam.
3.1.2. Về cấu trúc thị trường
Như đã phân tích ở trên, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào thị trường ở cả 3 dịch vụ bao gồm: dịch vụ viễn thông di động, dịch vụ viễn thông cố định, dịch vụ truy nhập Internet khá ít kèm theo đó do tồn tại nhiều rào cản nhất định nên cả 3 dịch vụ của ngành viễn thơng đều có mức độ tập trung khá cao và giảm dần theo thứ tự ở 3 dịch vụ viễn thông cố định, viễn thông di động và truy nhập Internet.
Xét về mức độ chiếm lĩnh thị trường có thể thấy 3 doanh nghiệp VNPT, Viettel, FPT chiếm đến hơn 80% thị phần ở mỗi dịch vụ. Các doanh nghiệp khác như SCTV, SPT, EVNTelecom mặc dù có biến động thị phần qua 2 năm 2016 và 2017 xong thị phần khơng đáng kể. Như vậy có thể coi ngành viễn thơng ở Việt Nam có độc quyền tập đồn.
Với thị trường có cấu trúc theo kiểu độc quyền tập đoàn các doanh nghiệp lớn trên thị trường quan sát chặt chẽ động thái của đối thủ trên thị trường từ đó hình thành chiến lược cho mình sao cho có lợi nhất, tối ưu quá lợi ích nhất. Giá của sản phẩm trên thị trường được quyết định chủ yếu bởi các doanh nghiệp dẫn dắt thị trường. Các doanh nghiệp nhỏ hơn sẽ quan sát chiến lược của các doanh nghiệp này và cùng làm theo như cùng tăng giá, cùng giảm giá, cùng khuyến mại, thực hiện các chiến dịch quảng cáo.
3.2. Khuyến nghị
3.2.1. Khuyến nghị về chính sách và thể chế
Như đã phân tích, khung pháp lý trong ngành Viễn thơng khá chặt chẽ; nhưng để tạo một môi trường phát triển tốt nhất cho tất cả các doanh nghiệp, chính phủ cần:
Mở rộng phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp lý như về quỹ phổ cập, cân đối lợi ích và nghĩa vụ cơng ích, giá cước,…
Mở rộng giới hạn pháp luật cho phép các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có thể tiếp nhận nhiều hơn nữa các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Nếu tiếp tục được mở không gian mới, các doanh nghiệp viễn thơng sẽ có cơ hội tăng trưởng nguồn lực, trở thành những doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế”.
Đưa ra các chính sách để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, an tồn có dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ sóng rộng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
doanh nghiệp viễn thơng theo các quy định của pháp luật về cạnh tranh. Phát huy nội lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thơng.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần giảm bớt sự can thiệp vào ngành Viễn thông, tập trung vào định hướng, điều tiết ngành Viễn thơng theo hướng tự do hóa, tư nhân hóa có sự điều tiết hợp lý của Nhà nước. Đồng thời, cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông trong nước nhằm tăng sức cạnh tranh của ngành; đẩy mạnh chia tách, hợp nhất, sáp hợp các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh và làm ăn thua lỗ, không hiệu quả.
3.2.2. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Viễn thông Việt Nam
3.2.2.1. Đầu tư hoạt động R&D để phát triển công nghệ
Nghiên cứu và phát triển là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp, đặc biệt là về lĩnh vực viễn thông. Ngày 14/11/2018 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT) đã ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển (R&D các sản phẩm về viễn thông và công nghệ thông tin (VT- CNTT) giai đoạn 2018-
2023. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh của tồn ngành thì việc chỉ VNPT
đang ngày càng phát triển công nghệ là không đủ, mà tất cả các doanh nghiệp của ngành cần đầu tư cho hoạt động R&D để nghiên cứu và phát triển công nghệ. Việc chỉ một số doanh nghiệp lớn đầu tư cho công nghệ có thể gia tăng khoảng cách, tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, những doanh nghiệp không thể tiếp tục cạnh tranh sẽ bị loại khỏi thị trường. Điều này có thể dẫn đến vấn đề độc quyền của ngành Viễn thông.
Khi mức độ tập trung ngành càng cao, thì càng cần có sự đầu tư nghiêm túc cho hoạt động R&D, với mục đích thúc đẩy việc buôn bán kinh doanh, học tập, nâng cao năng lực lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong ngành. Nếu các doanh nghiệp trong ngành không đầu tư cho hoạt động này, hoặc chỉ đầu tư cho có, thì sẽ dẫn đến tình trạng giảm hiệu quả kinh doanh chung của ngành.
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng các nguồn lực trong ngành Viễn thông
Nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện đang rất thiếu, với tốc độ phát triển và tăng quy mơ đến chóng mặt của các doanh nghiệp viễn thông hiện nay đã dẫn
đến sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và nhân lực làm việc chuyên nghiệp về dịch vụ khách hàng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp viễn thông nên chú trọng đào tạo thường xuyên lực lượng nhân lực hiện có để nâng cao trình độ làm nguồn cơ sở, thành lập các trung tâm đào tạo, các trường đại học của riêng doanh nghiệp và cử nhân để đi học tập ở nước ngoài. Đồng thời, cần đa dạng hóa, đổi mới mạnh mẽ về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy và giáo trình, tăng thời gian thực hành ứng dụng tại các cơ sở đào tạo, giảng dạy về viễn thông và công nghệ thông tin.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phát triển nguồn nhân lực cho ngành viễn thông thông qua việc Nhà nước và các doanh nghiệp thu hút, hợp tác với các tổ chức, các trường đại học nước ngoài, các doanh nghiệp viễn thơng nước ngồi hợp tác liên kết mở các trường, ngành đào tạo về nhân lực viễn thơng mang tầm trình độ đào tạo khu vực và quốc tế.
Nâng cao đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước về ngành viễn thông: Đây là lực lượng rất quan trọng liên quan trực tiếp đến việc xây dựng , ban hành chính sách, tổ chức thực thi chính sách nhà nước về ngành viễn thơng. Vì vậy, cần phải tăng cường cơng tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ và kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước để quản lý ngành Viễn thông tốt hơn và hiệu quả hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2017), Sách Trắng Công nghệ thông tin và Truyền
thông 2010, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2018), Sách Trắng Công nghệ thông tin và Truyền
thông 2011, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.
3. Congthuong.vn, truy cập ngày 28/5/2019, VAST và VNPT đẩy mạnh hợp tác R&D
về viễn thông và công nghệ thông tin, Bộ Công thương, link:
https://congthuong.vn/vast-va-vnpt-day-manh-hop-tac-rd-ve-vien-thong-va-cong- nghe-thong-tin-111761.html
4. Cơng ty Cổ phần chứng khốn Mê Kơng, 2017, Báo cáo ngành Công nghệ thông tin
tháng 8, 2017
5. Nguyễn Mạnh Hùng, 2013, Luận án Tiến sĩ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành viễn thông Việt Nam.
6. Thông tư 05/2012/TT-BTTTT Phân loại các dịch vụ viến thong
7. Thông tư 12/2014/TT-BTTTT ban hành “ Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng