Hiệu quả về quy mô kinh tế của một số doanh nghiệp hiện tại

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đánh giá cạnh tranh trên thị trường viễn thông việt nam bài 2 (Trang 27 - 28)

Chương 2 CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

2.3. Rào cản gia nhập thị trường

2.3.4. Hiệu quả về quy mô kinh tế của một số doanh nghiệp hiện tại

Thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay chứng kiến sự nắm quyền của 03 doanh nghiệp viễn thông lớn với tổng số cơ cấu chiếm giữ là 88%, cụ thể: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) (52%), Tổng công ty Viễn thông (Mobiphone) (18%) và Tập đồn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT VinaFone) (18%). Các doanh nghiệp này đang bước vào giai đoạn cạnh tranh rất khắc nghiệt trước sự bão hòa của thị trường di động trong nước, nhiều dịch vụ truyền thống nguy cơ suy giảm,... Tuy vậy, các doanh nghiệp càng lớn thì càng dễ dàng tồn tại, mở rộng và khẳng định vị thế của mình. Trong năm 2018, VNPT với mức tăng trưởng lợi nhuận lên đến 25% so thực

hiện năm 2017. Đây là năm thứ năm liên tiếp VNPT đạt mức tăng trưởng lợi nhuận hơn 20% với mức tăng trưởng bình quân 5 năm qua là 24,7%. Một trong ba ông lớn khác là MobiFone cũng đạt mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan 7,5% so với cùng kỳ. Riêng Viettel, dù có tổng doanh thu hợp nhất và lợi nhuận giảm so năm 2017, nhưng vẫn tiếp tục duy trì vị trí số 1, đóng góp tới 60% tổng doanh thu, hơn 70% tổng lợi nhuận và hơn 70% số tiền nộp ngân sách của toàn ngành viễn thông. Đồng thời, Viettel tiếp tục là thương hiệu đứng đầu về giá trị ở Việt Nam, với mức định giá 3,178 tỷ USD, tăng 23,7% so với năm 2017. Ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ như Công ty cổ phần viễn thông di động Vietnamobile và Gtel gần như thất bại trong 10 năm qua. Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thơng, tính đến cuối năm 2015, Vietnamobile mới chỉ có gần 11 triệu thuê bao. Trong khi đó, số thuê bao của Viettel là 56,4 triệu, VinaFone là 29,7 triệu.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đánh giá cạnh tranh trên thị trường viễn thông việt nam bài 2 (Trang 27 - 28)