.4 Tỷ trọng các đồng tiền trong dự trữ ngoại hối thế giới

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) cơ hội và thách thức của quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (Trang 36)

giai đoạn 2010 – 2017

Đơn vị: %

Nguồn: IMF

Có thể thấy, trong thập kỷ gần đây nhất, đơ la Mỹ vẫn luôn là đồng tiền được các quốc gia tin tưởng nắm giữ nhất và luôn chiếm hơn 1/3 dự trữ ngoại hối tồn cầu. Con số này thậm chí sẽ cịn ấn tượng hơn, chạm mức khoảng 2/3 nếu mẫu số của phép tính khơng phải là tổng dự trữ ngoại hối như trên mà chỉ là các khoản dự trữ được ghi nhận. Trong khi đó, tỷ trọng của các đồng tiền còn lại như đồng Yên Nhật hay bảng Anh chỉ ở mức khoảng 2 – 3%, đồng Euro triển vọng hơn nhưng tỷ trọng cũng chưa bao giờ đạt ngưỡng bằng một nửa tỷ trọng của đồng bạc xanh. Trung Quốc, khiêm tốn hơn, cịn thậm chí chỉ mới có những phần trăm đầu tiên trong năm 2016, khi đồng NDT được đưa vào rỏ SDR. Sự cách biệt lớn và tỷ trọng bền vững của đồng đô la Mỹ cho thấy con đường mở rộng của đồng tiền Trung Quốc vẫn cịn hết sức khó khăn.

Nguyên nhân giúp cho Mỹ liên tục củng cố được vị thế của đồng đô la đến từ sức mạnh kinh tế và chính trị của quốc gia này. Trước hết, nhờ được hưởng lợi từ việc bn bán vũ khí trong Thế chiến thứ nhất, Mỹ đã nhanh chóng xây dựng được một tiềm lực tài chính vững vàng để làm bệ đỡ cho tồn nền kinh tế. Theo ước tính, trong giai đoạn từ 1914 – 1917, ngành cơng nghiệp sản xuất của Hoa Kỳ đã đạt mức tăng trưởng 32%, tổng sản phẩm quốc dân cũng có sự phát triển tới hơn 20%. (Woods, A. 2015). Tiếp đó, bước vào cuộc Chiến tranh Thế giới lần 2, Mỹ can thiệp vào các chiến trường như bán đảo Triều Tiên hay Việt Nam nhằm ngăn cản sự lớn mạnh của Chủ nghĩa Cộng sản và trở thành một cực điều khiển thế giới trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Hai cuộc chiến đã mang lại cho Mỹ cả điều kiện cần và đủ để hóa thân thành cường quốc số một thế giới, cũng như phát triển đồng đô la về cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Về chiều rộng, độ phủ sóng của đồng đơ la được minh họa cụ thể qua hình dưới đây. Trong giai đoạn từ năm 1950 tới năm 2015, mặc dù tỷ trọng của GDP của Mỹ so với thế giới (đường đỏ) có chiều hướng đi xuống, vai trị tồn cầu của đồng đô la (đường xanh) lại khởi sắc theo chiều ngược lại với tốc độ tăng trưởng khá lớn. Nếu như tại thời điểm tháng 1 năm 1950, chỉ có chưa tới 30% số quốc gia sử dụng đơ la Mỹ làm đồng tiền dự trữ thì tới tháng 1 năm 2015, đã có gần 60% quốc gia quyết định neo đồng tiền của mình vào đồng bạc xanh, bất chấp xu hướng phát triển khơng mấy hấp dẫn của GDP. Điều đó cho thấy uy tín và tầm ảnh hưởng to lớn của đô la trong nền kinh tế tồn cầu.

Hình 3. 5 Tỷ trọng GDP của Mỹ và vai trị tồn cầu của đồng đô la

giai đoạn 1950 – 2015

Đơn vị: %

Nguồn: IMF

Về chiều sâu, uy tín của đồng đơ la Mỹ đã dần được bồi đắp nhờ vào tính ổn định về mặt giá trị của đổng tiền cũng như sự minh bạch của chính sách tiền tệ của nước Mỹ. Kể từ sau năm 1973, Mỹ cùng nhiều quốc gia khác đã tiến hành thả nổi tỷ giá đồng tiền, để tỷ giá hối đoái được tuân theo quy luật cung – cầu trên thị trường. Do đó, các nhà đầu tư có thể phần nào dự đoán được xu hướng thay đổi của giá trị đồng đô la, bớt được mối lo về những điều chỉnh đột ngột, vô lý của nước phát hành và có thêm sự tự tin khi đầu tư vào đồng tiền này. Điều đáng nói là càng nhiều tài sản tài chính bằng đơ la Mỹ được nắm giữ, tính thanh khoản của chúng lại càng cao và càng trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư. Theo một báo cáo của Ngân hàng thanh toán quốc tế vào tháng 3

năm 2018, trong thị trường chứng khốn nợ thế giới, có tới 51% tài sản tài chính được niêm yết bằng đồng đơ la Mỹ, trong khi đồng Euro chỉ được 28% và NDT thậm chí cịn khơng được nhắc tới. Thị trường ngoại hối cũng bị thống lĩnh bởi đồng bạc xanh khi tới gần một nửa (44%) giá trị các giao dịch bao gồm đô la Mỹ.

Xét về sự minh bạch của chính sách tiền tệ, từ năm 1994, Cục dữ trữ liên bang Mỹ FED đã dần chuyển mình theo hướng minh bạch hóa các điều chỉnh của mình qua việc ngay lập tức thơng báo các quyết định chính sách của Ủy ban thị trường mở liên bang FOMC, phát hành sớm các chỉ thị chính sách của FOMC và cung cấp một lượng lớn thơng tin về hoạt động của mình thơng qua các ấn phẩm, báo cáo,… Đây có thể coi là một điểm mạnh của đô la Mỹ mà đồng NDT, trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, hiện nay vẫn đang cố gắng có được. Lịch sử của đồng NDT được ghi lại bằng một biểu đồ với tốc độ thay đổi nhanh chưa từng có. Năm 1993, trong một chiến lược nhằm thúc đẩy xuất khẩu, Trung Quốc quyết định phá giá đồng tiền tới gần 50% và chỉ nâng giá đồng tiền lên một chút hơn 10 năm sau đó (2005) do sức ép từ các nước khác. Đến năm 2015, sau một thời kỳ lên giá nhẹ, giá trị của đồng NDT lại bị suy giảm tới 4,6% do những tác động từ sự can thiệp của Ngân hàng trung ương, làm chao đảo thị trường và dẫn đến sự bán tháo của các nhà đầu tư. Có thể nói, lịch sử “nhảy múa” của tỷ giá của CNY/USD sẽ còn là một nỗi ám ảnh lâu dài khiến các nhà đầu tư dè chừng việc nắm giữ đồng NDT.

3.2.2. Hệ thống tài chính trong nước cịn nhiều lỗ hổng của Trung Quốc

Như đã đề cập ở trên, một thị trường tài chính vững mạnh là một trong những điều kiện cần có để tiến hành quốc tế hóa đồng tiền. Tuy vậy, trên thực

tế, cho đến khi NDT có mặt trong rổ SDR, Trung Quốc vẫn chưa có một trung tâm tài chính mang tầm quốc tế lâu đời như London, New York hay Tokyo. Mặc dù Trung Quốc đã chú tâm hơn vào việc phát triển Thượng Hải thành một trung tâm tài chính thế giới và bản thân thành phố này cũng đã nhận được những đánh giá lạc quan của Z/Yen gần đây, chặng đường để đưa Thượng Hải thực sự trở thành một nền tảng chắc chắn cho sự phát triển của thị trường tài chính Trung Quốc vẫn cịn rất dài.

Rào cản đối với sự phát triển tự do của thị trường tài chính Trung Quốc đến từ những sức ép và chỉ đạo chính trị của Chính phủ. Nếu như tại châu Âu, vấn đề về chứng minh tài sản thế chấp phải tuân theo những yêu cầu khắt khe thì tại Trung Quốc, Chính phủ nắm quyền kiểm sốt các quỹ đầu tư nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân có quan hệ tốt ln có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dễ dàng hơn. (Thành Long, 2017) Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của hoạt động tín dụng phi ngân hàng, hay còn gọi là hệ thống “ngân hàng ngầm” tại Trung Quốc.

Tính đến tháng 5 năm 2017, các ngân hàng ngầm đã nắm giữ tới hơn 60 nghìn tỷ NDT, tương ứng với gần 9000 tỷ đô la Mỹ, chiếm gần 40% lượng tiền M2 trên thị trường (Sun, G. 2018). Điều đáng nói là nguồn vốn cho vay của hệ thống này không chỉ đến từ nguồn tài chính hộ gia đình, mà cịn có xuất phát từ những khoản tiền mà các ngân hàng thương mại bán cho các quỹ tín thác, sau đó được các quỹ này chuyển hóa thành các sản phẩm đầu tư có lợi tức cao. Hoạt động trong “bóng tối”, khơng chịu sự quản lý rõ ràng của Chính phủ, các khoản vay được trao đi không hề đi kèm với những đảm bảo tài chính về khả năng trả nợ của người đi vay khiến bong bóng nợ xấu ngày càng gia tăng và đe dọa sự ổn định của nền kinh tế. Trong một bản đánh giá của mình về sự ổn định của hệ

thống tài chính Trung Quốc ra ngày 06/12/2017, IMF đã chỉ rõ một trong ba vấn đề căng thẳng của nền tài chính nước này đến từ những rủi ro cho vay của các “ngân hàng ngầm”, khiến các khu vực tài chính càng thêm rối rắm và gây khó khăn cho sự giám sát của chính quyền. Một điều dễ hiểu là khi chính quyền khơng thể quản lý một lượng tín dụng chiếm tới gần 40% lượng tiền M2, thị trường tài chính Trung Quốc vẫn sẽ ở trong trạng thái bấp bênh và khó lịng hịa mình sâu vào thị trường quốc tế. Q trình quốc tế hóa đồng NDT do đó cũng sẽ bị cản.

Hình 3. 6 Độ lớn của hệ thống “ngân hàng ngầm” tại Trung Quốc

giai đoạn 2014 – 2017

Đơn vị: Nghìn tỷ NDT; %

3.2.3. Sự đánh đổi giữa lợi ích kinh tế và chính trị

Trước hết, cần phải khẳng định rằng động lực chính đằng sau nỗ lực quốc tế hóa đồng tiền của Trung Quốc không đến từ những động lực kinh tế mà xuất phát từ động cơ và tham vọng chính trị. Trước Trung Quốc, các quốc gia hiện đang có đồng tiền trong rổ SDR như Anh hay Nhật đều không chủ động thực hiện những biện pháp cụ thể để quốc tế hóa đồng tiền của mình. Đồng bảng Anh hay đồng Yên Nhật được quốc tế hóa một cách khách quan nhờ vào hoạt động xuất nhập khẩu năng động cũng như uy tín của các quốc gia, hay nói cách khác, đồng tiền được quốc tế hóa một cách tự nhiên dựa trên sự phát triển của sức mạnh kinh tế và chính trị. Trái lại, tiến trình quốc tế hóa đồng NDT của Trung Quốc lại chủ yếu được xúc tiến bởi những chính sách chủ quan của Chính phủ, khi mà sức mạnh của đồng tiền chưa thực sự vào “độ chín” do những hạn chế về kinh tế. Điều này khiến Trung Quốc phải đối mặt với một sự đánh đổi giữa những lợi ích kinh tế và chính trị nếu muốn NDT trở thành một đồng tiền quốc tế.

Cụ thể, để quốc tế hóa đồng NDT, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ phải dần dần và tiến tới xóa bỏ những sự kiểm sốt của mình tới tỷ giá hối đối, tức giá trị của đồng NDT, nhằm đưa đồng tiền này trở thành một đồng tiền tự do chuyển đổi. Tuy nhiên, để buộc Trung Quốc từ bỏ sự quản lý của mình với tỷ giá hối đối là một điều hết sức khó khăn. Suốt từ những năm 1980 đầu đổi mới, việc kiểm soát đối với tỷ giá hối đối đã là một cơng cụ cực kỳ hữu hiệu và được ưa thích của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc để hạ thấp giá trị đồng tiền nhằm phục vụ phát triển kinh tế.

Hình 3. 7 Tỷ giá CNY/USD giai đoạn 1988 – 2016

Đơn vị: CNY/USD

Nguồn: Tradingeconomics.com

Năm 1993, Trung Quốc phá giá đồng NDT tới gần 50%, giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trở nên rất rẻ và mở ra một kỷ nguyên “rực rỡ” cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu của nước này khi các hàng hóa “Made in China” ngập tràn thế giới. Theo số liệu của WITS (Giải pháp thương mại tích hợp thế giới), kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc cho thấy mức tăng trưởng đáng kinh ngạc khi nước này chỉ mất trung bình khoảng 4 năm để nhân đôi giá trị xuất khẩu của mình, tính từ mốc trên 85 tỷ đô la Mỹ vào năm 1992 đến hơn 2000 tỷ đô vào năm 2014. Sự kiện phá giá sâu đồng tiền vào năm 1993 đã khiến cho xuất khẩu tiếp tục củng cố thêm vai trị quan trọng của mình đối với Đại lục. Thậm chí có thời điểm như vào năm 2016, xuất khẩu đóng góp tới hơn 35% GDP (Worldbank)

Hình 3. 8 Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của Trung Quốc

giai đoạn 1980 – 2016

Đơn vị: % GDP

Nguồn: Worldbank

Có lẽ, sẽ khơng q khi nhận định rằng chính xuất khẩu, với sự hậu thuẫn của một đồng NDT được định giá thấp, đã giúp cho gã khổng lồ Trung Quốc vươn vai mạnh mẽ sau một sức ngủ dài, trở lại đường đua của những nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Với một nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu những hàng hóa giá rẻ như vậy, thả nổi tỷ giá không phải một quyết định dễ dàng cho Trung Quốc. Từ sau lần phá giá sâu năm 1993 đến nay, đồng NDT vẫn luôn bị định giá thấp so với giá trị thực của mình. Do vậy, nếu tỷ giá được tự do và tuân theo quy luật cung - cầu trên thị trường, một điều chắc chắn là tỷ giá CNY/USD

sẽ giảm, đồng NDT tăng giá và thủ tiêu lợi thế cạnh tranh về giá bấy lâu nay của hàng hóa Trung Quốc. Cái giá khơng nhỏ của việc đánh đổi giữa lợi ích kinh tế và tham vọng quốc tế hóa NDT có lẽ sẽ cịn gây ra nhiều sự do dự từ phía chính quyền Trung Quốc trong thời gian tới.

3.2.4. Các diễn biến quốc tế khác

Trong suốt hơn một thâp kỷ lặng lẽ tiến hành nhiều biện pháp khác nhau để thúc đẩy việc sử dụng NDT trên thế giới, Trung Quốc chưa từng một lần cơng khai tun bố về mục đích của mình. Mặc dù vậy, tham vọng của Trung Quốc vẫn bị các quốc gia khác nhìn thấu và tìm cách ngăn chặn. Đối tượng quyết liệt nhất và dứt khoát nhất trong việc cản trở sự bành trướng của Trung Quốc nói chung và NDT nói riêng khơng ai khác chính là Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa khơi mào một cuộc chiến tranh thương mại quy mô lớn và trực diện với nền kinh tế thứ hai thế giới. Từ tháng 7 năm 2018, Mỹ bất ngờ tuyên bố áp thuế 25% lên 50 tỷ đô la giá trị hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Bất chấp những đe dọa và phản ứng từ phía nền kinh tế thứ hai thế giới, Tổng thống Trump vẫn rất kiên định với những đòn thuế quan nặng nề của mình khi tuyên bố sẽ tiếp tục đưa 200 tỷ đô nữa giá trị hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào tầm ngắm. Số liệu từ Reuters cho thấy tỷ giá CNY/USD đã tăng từ khoảng 6,3 CNY/USD tới hơn 6,8 CNY/USD chỉ trong vòng 6 tháng kể từ tháng 2/2018 đến 8/2018. Những cuộc đấu đá quyết liệt giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới chắc chắn sẽ gây ra một tâm lý bất ổn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nắm giữ NDT hoặc các tài sản tài chính được niêm yết bằng đồng tiền này. Tính đến ngày 17/09/2018, thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục sụt giảm, chỉ số Shanghai Composite Index giảm quý thứ 4 liên tiếp và cũng là khoảng thời gian giảm dài nhất của chỉ số này tính từ 2008 (An Huy, 2018).

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng khơng nên chủ quan đối với các diễn biến quốc tế khác như các chính sách lãi suất theo hướng tiền tệ thắt chặt của FED hay đặc biệt là sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ trên thế giới hiện nay.

Tóm lại, q trình quốc tế hóa đồng tiền của Trung Quốc đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khách quan lẫn chủ quan, đến từ các diễn biến quốc tế cũng như từ chính nội tại nền kinh tế cịn nhiều bất cập của đất nước này. Trong phần tiếp theo, nhóm sẽ đưa ra một số giải pháp đề xuất giúp Trung Quốc có thể phần nào giải quyết những thách thức nêu trên.

3.3. Các giải pháp thúc đẩy quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ

3.3.1. Thúc đẩy khu vực hóa nhân dân tệ

Thơng qua những phân tích trên đây, có thể thấy rằng các nỗ lực quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ đang gặp nhiều thuận lợi ở cấp độ khu vực hơn là cấp độ quốc tế. Tại cấp độ khu vực, ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc đối với các quốc gia khác (chủ yếu là các quốc gia nhỏ) đậm nét hơn, do vậy, các

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) cơ hội và thách thức của quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)