giai đoạn 1980 – 2016
Đơn vị: % GDP
Nguồn: Worldbank
Có lẽ, sẽ khơng q khi nhận định rằng chính xuất khẩu, với sự hậu thuẫn của một đồng NDT được định giá thấp, đã giúp cho gã khổng lồ Trung Quốc vươn vai mạnh mẽ sau một sức ngủ dài, trở lại đường đua của những nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Với một nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu những hàng hóa giá rẻ như vậy, thả nổi tỷ giá không phải một quyết định dễ dàng cho Trung Quốc. Từ sau lần phá giá sâu năm 1993 đến nay, đồng NDT vẫn luôn bị định giá thấp so với giá trị thực của mình. Do vậy, nếu tỷ giá được tự do và tuân theo quy luật cung - cầu trên thị trường, một điều chắc chắn là tỷ giá CNY/USD
sẽ giảm, đồng NDT tăng giá và thủ tiêu lợi thế cạnh tranh về giá bấy lâu nay của hàng hóa Trung Quốc. Cái giá khơng nhỏ của việc đánh đổi giữa lợi ích kinh tế và tham vọng quốc tế hóa NDT có lẽ sẽ cịn gây ra nhiều sự do dự từ phía chính quyền Trung Quốc trong thời gian tới.
3.2.4. Các diễn biến quốc tế khác
Trong suốt hơn một thâp kỷ lặng lẽ tiến hành nhiều biện pháp khác nhau để thúc đẩy việc sử dụng NDT trên thế giới, Trung Quốc chưa từng một lần cơng khai tun bố về mục đích của mình. Mặc dù vậy, tham vọng của Trung Quốc vẫn bị các quốc gia khác nhìn thấu và tìm cách ngăn chặn. Đối tượng quyết liệt nhất và dứt khoát nhất trong việc cản trở sự bành trướng của Trung Quốc nói chung và NDT nói riêng khơng ai khác chính là Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa khơi mào một cuộc chiến tranh thương mại quy mô lớn và trực diện với nền kinh tế thứ hai thế giới. Từ tháng 7 năm 2018, Mỹ bất ngờ tuyên bố áp thuế 25% lên 50 tỷ đô la giá trị hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Bất chấp những đe dọa và phản ứng từ phía nền kinh tế thứ hai thế giới, Tổng thống Trump vẫn rất kiên định với những địn thuế quan nặng nề của mình khi tun bố sẽ tiếp tục đưa 200 tỷ đô nữa giá trị hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào tầm ngắm. Số liệu từ Reuters cho thấy tỷ giá CNY/USD đã tăng từ khoảng 6,3 CNY/USD tới hơn 6,8 CNY/USD chỉ trong vòng 6 tháng kể từ tháng 2/2018 đến 8/2018. Những cuộc đấu đá quyết liệt giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới chắc chắn sẽ gây ra một tâm lý bất ổn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nắm giữ NDT hoặc các tài sản tài chính được niêm yết bằng đồng tiền này. Tính đến ngày 17/09/2018, thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục sụt giảm, chỉ số Shanghai Composite Index giảm quý thứ 4 liên tiếp và cũng là khoảng thời gian giảm dài nhất của chỉ số này tính từ 2008 (An Huy, 2018).
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng khơng nên chủ quan đối với các diễn biến quốc tế khác như các chính sách lãi suất theo hướng tiền tệ thắt chặt của FED hay đặc biệt là sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ trên thế giới hiện nay.
Tóm lại, q trình quốc tế hóa đồng tiền của Trung Quốc đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khách quan lẫn chủ quan, đến từ các diễn biến quốc tế cũng như từ chính nội tại nền kinh tế cịn nhiều bất cập của đất nước này. Trong phần tiếp theo, nhóm sẽ đưa ra một số giải pháp đề xuất giúp Trung Quốc có thể phần nào giải quyết những thách thức nêu trên.
3.3. Các giải pháp thúc đẩy q trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ
3.3.1. Thúc đẩy khu vực hóa nhân dân tệ
Thơng qua những phân tích trên đây, có thể thấy rằng các nỗ lực quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ đang gặp nhiều thuận lợi ở cấp độ khu vực hơn là cấp độ quốc tế. Tại cấp độ khu vực, ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc đối với các quốc gia khác (chủ yếu là các quốc gia nhỏ) đậm nét hơn, do vậy, các biện pháp thu được nhiều hiệu quả hơn. Trong khi đó, tại cấp độ quốc tế, uy tín vững chắc của đồng đơ la Mỹ, những chính sách bất lợi của Mỹ và cả những vấn đề nội tại của nền kinh tế còn nhiều bất cập là những rào cản rất lớn đối với cơng cuộc nhân rộng sự có mặt của đồng Nhân dân tệ. Trên thực tế, như đã trình bày, Trung Quốc cũng đã nhận ra sự khác biệt này và chuyển hướng theo hướng khu vực hóa đồng tiền và cũng đã đạt được một số thành cơng ban đầu. Do đó, thay vì cố gắng theo đuổi mục tiêu tham vọng là quốc tế hóa Nhân dân tệ, Trung Quốc nên tiếp tục tiến hành chinh phục từng khu vực nhỏ để làm gia tăng sức mạnh và uy tín của đồng Nhân tệ trước.
3.3.2. Phát triển các mặt hàng xuất khẩu chất lượng cao
Như đã phân tích ở trên, một trong những động lực chính làm nên sự nhảy vọt của nền kinh tế Trung Quốc và thay đổi hoàn toàn tiềm lực kinh tế - chính trị của nước này chính là sự bội thu của hoạt động xuất khẩu những hàng hóa giá rẻ nhờ vào sự hỗ trợ của một đồng Nhân dân tệ bị phá giá sâu. Đây cũng là lí do vì sao Trung Quốc rất dè chừng trong việc thả nổi tỷ giá, vì như vậy đồng nghĩa với việc quốc gia này sẽ phải buông tay chấp nhận đồng nội tệ lên giá và triệt tiêu đi lợi thế về giá cả của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Do đó, nhóm đề xuất rằng Trung Quốc đầu tư phát triển các mặt hàng chất lượng cao - những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh về chất lượng chứ khơng phải về giá - để có thể đảm bảo xuất khẩu thu về giá trị cao mà không cần lo về việc giữ giá thấp.
3.3.3. Tiến tới tự do hóa dịng vốn và tỉ giá
Quốc tế hóa đồng NDT địi hỏi Trung Quốc phải chấp nhận tự do hóa tài khoản vốn, tự do hóa lãi suất và khơng hạn chế chuyển đổi đồng NDT với các đồng tiền khác. Thực chất, đó cũng là mong muốn của Trung Quốc bởi trong những năm gần đây, đồng NDT đã liên tục tăng giá và gần với mức cân bằng tự do của thị trường. Hơn nữa, Trung Quốc cũng nhận thấy cần phải đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện thị trường vốn trong nước nhằm tạo điều kiện để dòng luân chuyển vốn trong nền kinh tế được thông suốt, và tạo vùng đệm cho việc thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả hơn. Những nội dung trên chỉ được thực hiện nếu có các biện pháp cải cách kinh tế mạnh mẽ và dứt khoát hơn. Việc quốc tế hóa đồng NDT sẽ kịp thời tạo động lực và yêu cầu để các nhà lãnh đạo Trung
Quốc thúc đẩy các lực lượng trong nước cải cách mạnh mẽ hơn nữa nền kinh tế nội địa.
KẾT LUẬN
Quốc tế hóa đồng tiền là q trình đưa đồng tiền nội trở thành một đồng tiền được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Trong hơn một thập kỷ qua, mặc dù chưa hề công khai tham vọng biến Nhân dân tệ thành một đồng tiền quốc tế, Trung Quốc vẫn ln rất kỳ vọng và nỗ lực vì một tương lai tươi sáng hơn cho Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Nhờ vào tiềm lực kinh tế - chính trị cũng như tranh thủ nhu cầu của quốc tế về đa dạng hóa hệ thống tiền quốc tiền tế, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã triển khai nhiều biện pháp quy mơ lớn, với chi phí cao và tầm nhìn rộng để khuyến khích việc sử dụng Nhân dân tệ trong cả thương mại lẫn đầu tư quốc tế. Việc đồng tiền này được đưa vào rổ SDR trong năm 2016 có thể coi là một phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của Trung Quốc, song vẫn chỉ là một thành công về mặt lý thuyết. Q trình quốc tế hóa Nhân dân tệ vẫn đang phải đối diện với những thách thức to lớn, cả khách quan lẫn chủ quan, và địi hỏi phải có q trình cải cách sâu rộng. Để hiện thực hóa tham vọng đưa Nhân dân tệ thành một đối trọng của đồng đô la, trong ngắn hạn, Trung Quốc cần theo đuổi một mục tiêu khiêm tốn hơn - khu vực hóa Nhân dân tệ, cũng như dần chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang các sản phẩm chất lượng cao để tăng tính cạnh tranh. Nhờ vậy, kinh tế Trung Quốc có thể phát triển ổn định, bền vững, sẵn sàng cho thả nổi tỷ giá và đảm bảo điều kiện cao nhất của một đồng tiền quốc tế - tính tự do chuyển đổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
Phương Anh (2015). “Nhân dân tệ vẫn bị USD bỏ xa trong thanh toán quốc tế”, Thanh niên, 05/02/2018 [Online]. Trích từ https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh- doanh/nhan-dan-te-van-bi-usd-bo-xa-trong-thanh-toan-quoc-te-931255.html (Truy cập ngày 15/09/2018)
Trần Thị Vân Anh (2012), “Chiến lược quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và những
tác động đến Việt Nam”, Tạp chí tài chính, 13/12/2012 [Online]. Trích từ
http://m.tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/chien-luoc- quoc-te-hoa-dong-nhan-dan-te-va-nhung-tac-dong-den-viet-nam-17755.html (Truy cập ngày 16/09/2018)
Đinh Hạnh (2015) “”Vịng xốy tử thần” trong hệ thống tín dụng ngầm Trung
Quốc”, Nhịp cầu đầu tư, 26/8/2015 [Online]. Trích từ
https://nhipcaudautu.vn/the-gioi/vong-xoay-tu-than-trong-he-thong-tin-dung- ngam-trung-quoc-3282545/ (Truy cập ngày 12/09/2018)
Nghiêm Thị Thu Hằng (2015). “Trung Quốc và tham vọng quốc tế hóa đồng
Nhân dân tệ”, Tài chính, 24/09/2015 [Online]. Trích từ
http://m.tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nhan-dinh-du-bao/trung-quoc-va- tham-vong-quoc-te-hoa-dong-nhan-dan-te-69621.html (Truy cập ngày 14/09/2018)
An Huy (2018) “Tin xấu thương mại đẩy chứng khoán Trung Quốc chạm đáy 4
thuong-mai-day-chung-khoan-trung-quoc-cham-day-4-nam- 20180917160248021.htm (Truy cập ngày 21/09/2018)
Nguyễn Minh Khơi (2015). “Trung Quốc và q trình quốc tế hóa đồng Nhân
dân tệ”, Nghiên cứu quốc tế, 24/02/2015 [Online]. Trích từ
http://nghiencuuquocte.org/2015/02/24/quoc-te-hoa-dong-nhan-dan-te-tac-dong- viet-nam (Truy cập ngày 14/09/2018)
Thùy Linh (2013) “Lời tự thú của ơng chủ tín dụng đen Trung Quốc”,
VnExpress, 10/07/2013 [Online]. Trích từ https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin- tuc/doanh-nghiep/loi-tu-thu-cua-ong-chu-tin-dung-den-trung-quoc-
2846681.html (Truy cập ngày 12/09/2018)
Thu Phương (2018) “Nhân dân tệ - Đồng tiền đặc biệt nhất thế giới được kiểm
soát như thế nào?”, Đời sống pháp luật, 18/08/2018 [Online]. Trích từ
http://www.doisongphapluat.com/tin-the-gioi/nhan-dan-te-dong-tien-dac-biet- nhat-the-gioi-duoc-kiem-soat-the-nao-a240673.html (Truy cập ngày 13/09/2018)
Dương Huy Quang (2016). “Triển vọng sự trổi dậy của đông Nhân dân tệ”,
Nghiên cứu quốc tế, 27/09/2016 [Online]. Trích từ http://nghiencuuquocte.org/2016/09/27/trien-vong-su-troi-day-cua-dong-nhan- dan-te/ (Truy cập ngày 17/09/2019)
“Tiền tệ tự do chuyển đổi”, Saga [Online]. Trích từ https://www.saga.vn/thuat-
ngu/free-convertible-currency-tien-te-tu-do-chuyen-doi~3279 (Truy cập ngày 10/09/2019)
Tài liệu tiếng Anh
“Chinese Yuan”, Tranding Economics [Online]. Trích từ
https://tradingeconomics.com/china/currency (Truy cập ngày 10/09/2018)
Constable, S. (2018) “Why China’s yuan is no imminent threat to the dollar”, Forbes, 23/05/2018 [Online]. Trích từ https://www.forbes.com/sites/simonconstable/2018/05/23/no-china-isnt-going- to-unseat-the-might-dollar-anytime-soon/#7f517d967d65 (Truy cập ngày 20/09/2018)
IMF, “Currency composition of official foreign exchange reserves” [Online]. Trích từ http://data.imf.org/?sk=E6A5F467-C14B-4AA8-9F6D- 5A09EC4E62A4 (Truy cập ngày 17/09/2018)
Kenan, P. (2008). “Currency Internationalization: An Overview” [Online].
Trích từ https://www.bis.org/repofficepubl/arpresearch200903.01.pdf (Truy cập ngày 10/09/2019)
Lee, Y.N. (2017) “China’s financial system has 3 important “tensions””,
CNBC, 06/12/2017 [Online]. Trích từ https://www.cnbc.com/2017/12/06/imf- financial-sector-stability-assessment-report-on-china-banking-system.html (Truy cập ngày 19/09/2018)
Reinhart, C. (2017) “Addicted to Dollars”, Project Syndicate, 02/02/2017
dominance-unsustainable-by-carmen-reinhart-2017-03 (Truy cập ngày 20/09/2018)
Saxton, J. (1997) “Transparency and Federal reserve monetary policy” [Online]. Trích từ https://www.jec.senate.gov/public/_cache/files/e2dd0916- fdfb-48da-b22b-bdd0a5fa85cd/transparency-and-federal-reserve-monetary- policy.pdf (Truy cập ngày 19/09/2018)
Sun, G. (2018) “Measuring Chinese shadow banking: Banks’ shadow and
traditional shadow banking” [Online]. Trích từ http://voxchina.org/show-3-
65.html (Truy cập ngày 15/09/2018)
WITS, “China All products export US$ thousand” [Online]. Trích từ https://wits.worldbank.org/CountryProfile/en/Country/USA/StartYear/1992/End Year/2016/TradeFlow/Export/Indicator/XPRT-TRD-
VL/Partner/WLD/Product/Total# (Truy cập ngày 17/09/2018)
Woods, A. (2015) “The US and the war: War is good for business, In Defence of Marxism, 17/04/2015 [Online]. Trích từ https://www.marxist.com/wwi-part- nine-usa-and-the-war.htm (Truy cập ngày 14/09/2018)
Worldbank, “Exports of goods and services (% of GDP)” [Online]. Trích từ https://data.worldbank.org/indicator/NE.EXP.GNFS.ZS (Truy cập ngày 17/09/2018)
Worldbank, “GDP, PPP current international $” [Online]. Trích từ
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.PP.CD?locations=CN-US- IN-JP-DE (Truy cập ngày 14/09/2018)
Worldbank, “GDP growth annual (%)” [Online]. Trích từ https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD.ZG?locations=CN-US (Truy cập ngày 16/09/2018)
Worldbank, “World development indicators” [Online]. Trích từ http://databank.worldbank.org/data/reports.aspx?source=2&series=PA.NUS.FC RF&country=CHN (Truy cập ngày 16/09/2018)