.6 Độ lớn của hệ thống “ngân hàng ngầm” tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) cơ hội và thách thức của quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (Trang 41 - 43)

giai đoạn 2014 – 2017

Đơn vị: Nghìn tỷ NDT; %

3.2.3. Sự đánh đổi giữa lợi ích kinh tế và chính trị

Trước hết, cần phải khẳng định rằng động lực chính đằng sau nỗ lực quốc tế hóa đồng tiền của Trung Quốc không đến từ những động lực kinh tế mà xuất phát từ động cơ và tham vọng chính trị. Trước Trung Quốc, các quốc gia hiện đang có đồng tiền trong rổ SDR như Anh hay Nhật đều không chủ động thực hiện những biện pháp cụ thể để quốc tế hóa đồng tiền của mình. Đồng bảng Anh hay đồng Yên Nhật được quốc tế hóa một cách khách quan nhờ vào hoạt động xuất nhập khẩu năng động cũng như uy tín của các quốc gia, hay nói cách khác, đồng tiền được quốc tế hóa một cách tự nhiên dựa trên sự phát triển của sức mạnh kinh tế và chính trị. Trái lại, tiến trình quốc tế hóa đồng NDT của Trung Quốc lại chủ yếu được xúc tiến bởi những chính sách chủ quan của Chính phủ, khi mà sức mạnh của đồng tiền chưa thực sự vào “độ chín” do những hạn chế về kinh tế. Điều này khiến Trung Quốc phải đối mặt với một sự đánh đổi giữa những lợi ích kinh tế và chính trị nếu muốn NDT trở thành một đồng tiền quốc tế.

Cụ thể, để quốc tế hóa đồng NDT, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ phải dần dần và tiến tới xóa bỏ những sự kiểm sốt của mình tới tỷ giá hối đối, tức giá trị của đồng NDT, nhằm đưa đồng tiền này trở thành một đồng tiền tự do chuyển đổi. Tuy nhiên, để buộc Trung Quốc từ bỏ sự quản lý của mình với tỷ giá hối đối là một điều hết sức khó khăn. Suốt từ những năm 1980 đầu đổi mới, việc kiểm soát đối với tỷ giá hối đối đã là một cơng cụ cực kỳ hữu hiệu và được ưa thích của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc để hạ thấp giá trị đồng tiền nhằm phục vụ phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) cơ hội và thách thức của quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)