Giải pháp bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh hà giang (Trang 29 - 30)

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HÀ

3.2. Giải pháp bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch

3.2.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng là ngành phát triển dựa vào tài nguyên là chính, trong đó bao gồm cả tài ngun thiên nhiên và tài nguyên văn hóa. Do đó, để phát triển du lịch, cụ thể là du lịch cộng đồng tại Hà Giang, vấn đề quan trọng đặt ra là phải có biện pháp để khai thác tài nguyên phục vụ du lịch cộng đồng, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa vốn có của địa phương. Đối với một tỉnh có thế mạnh về tài nguyên du lịch như Hà Giang, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch là một trong những tiêu chí hàng đầu, bởi nếu khơng có những biện pháp kịp thời , trong tương lai không xa, tỉnh Hà Giang sẽ mất dần đi ưu thế vốn có để phát triển du lịch cộng đồng.

3.2.2. Các giải pháp cụ thể

Một là, cần có những biện pháp nhằm nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch thơng qua chương trình giáo dục. Cần phối hợp với các ngành giáo dục nhằm đưa giáo dục mơi trường vào chương trình chính khóa và ngoại khóa của giáo dục phổ thông, đồng thời thường xuyên tổ chức các buổi họp cộng đồng. Nội dung giáo dục phải phù hợp với phong tục tập quán và lối sống của người dân địa phương, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, cụ thể:

− Nâng cao nhận thức về giá trị của tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn cảnh quan và các loài đặc hữu của tự nhiên.

− Giáo dục một số kỹ năng về bảo vệ mơi trường như: phịng chống cháy rừng, bảo vệ các loài thú hiếm,…

− Giáo dục về đạo đức môi trường và cách ứng xử với môi trường theo cách thức phù hợp với từng đối tượng. Với học sinh, có thể lồng ghép chương trình học với các hoạt động ngoại khóa về mơi trường; đối với người dân địa phương, phải chọn các phương pháp giáo dục truyền thống hướng vào cộng đồng; với khách du lịch, có thể diễn giải và giới thiệu những quy định về bảo tồn tài nguyên theo ngôn ngữ của khách tham quan.

Hai là, cần xây dựng hệ thống các thùng rác và nội quy bảo vệ môi trường, tôn trọng bản sắc văn hóa địa phương trên cơ sở gìn giữ tài nguyên, có những biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu rác thải và xử lý ô nhiễm. Cụ thể:

− Thành lập các đội thu gom rác thải phân theo khu vực do Hội thanh niên quản lý hoặc vận động các hộ gia đình tham gia trực tiếp vào công tác vệ sinh khu dân cư.

− Bố trí các thùng đựng rác dọc tuyến đường tham quan của khách du lịch.

− Bổ sung vào chương trình du lịch cộng đồng các hoạt động cụ thể tạo điều kiện cho khách du lịch và người dân tham gia trồng cây lưu niệm, tham quan khu vực có hệ động thực vật quý hiếm. Để làm được điều này, cần xây dựng được chương trình du lịch độc đáo, hướng đến du lịch xanh, thân thiện với mơi trường.

Ba là, cần bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa của địa phương bằng cách: tổ chức các cuộc thi liên quan đến tập tục, đặc sản hay văn hóa địa phương. Đây đồng thời là cách thu hút khách du lịch và quảng bá các giá trị văn hóa địa phương.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh hà giang (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)