3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HÀ
3.4. Giải pháp về thu hút đầu tư phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng
3.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
Có thể nhận thấy, đầu tư là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển. Đầu tư được hiểu là việc sử dụng một lượng giá trị vào việc tạo ra hoặc tăng cường cơ sở vật chất cho nền kinh tế nhằm thu được các kết quả trong tương lai lớn hơn lượng giá trị đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Để thu hút vốn đầu tư, chủ thể ở các địa phương hay lãnh thổ (như các cơ quan chính phủ hay chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư địa phương hay vùng lãnh thổ) cần xúc tiến, kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện các dự án đầu tư (thực hiện hoạt động đầu tư vốn) hình thành vốn sản xuất trong các lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn của mình.
Ở một khía cạnh khác, sản phẩm du lịch cộng đồng được tạo ra bởi nhiều yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất - cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế - xã hội. Tất cả yếu tố trên được kết hợp lại sẽ tạo ra một sản phẩm du lịch cộng đồng đặc trưng của từng vùng. Các sản phẩm du lịch cộng đồng dù có khác nhau ở các địa phương, nhưng đều thống nhất ở chỗ có sự phối kết hợp của các yếu tố trên. Bên cạnh đó, sản phẩm hấp dẫn sẽ thu hút lượng khách du lịch ngày càng lớn, khiến doanh thu và lợi nhuận của các địa phương ngày càng tăng gia tăng nhờ vào việc duy trì lịng trung thành của du khách. Theo Philip Kotler (2017), nếu gia tăng thêm được 5% mức độ lòng trung thành của khách du lịch, lợi nhuận thu về cho địa phương có thể gia tăng từ 25 đến 125%. Do đó, tại một địa phương nếu có các sản phẩm du lịch cộng đồng hấp dẫn sẽ tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các địa phương khơng có và đó chính là động lực tốt nhất hấp dẫn các nhà đầu tư tìm đến. Rõ ràng, việc đầu tư cho các sản phẩm du lịch cộng đồng là một hướng đi cần thiết và đúng đắn nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư đa dạng, đồng thời là đòn bẩy phát triển du lịch cộng đồng.
Thực tế nghiên cứu cho thấy, mặc dù tỉnh Hà Giang bước đầu đã có những chú ý nhất định đến vấn đề đầu tư, tuy nhiên đầu tư cịn chưa có sự ổn định và lượng đầu tư không lớn. Điều này là do lượng đầu tư chủ yếu trích từ ngân sách địa phương, sự tham gia của khu vực tư nhân khơng đáng kể. Ngồi ra, dễ nhận thấy rằng sản phẩm du lịch
đặc thù của địa phương chưa được đầu tư triệt để, dẫn đến việc các nhà đầu tư khơng tìm thấy sự hấp dẫn khi đầu tư và tỉnh Hà Giang.
3.4.2. Các giải pháp cụ thể
Từ thực tế nghiên cứu, nhằm giúp Hà Giang thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư vào ngành kinh tế du lịch của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cần chú trọng một số giải pháp sau:
Một là, cần xây dựng cơ chế thu hút đầu tư du lịch phù hợp với môi trường đầu tư mới. Việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nhất là Hiệp định TPP đã có những tác động sâu sắc, toàn diện tới nền kinh tế nước ta. Nhưng để tận dụng được cơ hội này, tỉnh Hà Giang cần xây dựng cơ chế thu hút đầu tư du lịch trong môi trường kinh doanh đảm bảo cho các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau; có cơ chế ưu đãi về thuế, phí, đất đai nhằm khuyến khích các nhà đầu tư lâu dài ở tỉnh. Cụ thể:
Về chính sách thuế: Các quy định của luật thuế phải rõ ràng, đơn giản, ổn định và dễ thực hiện; đồng thời hệ thống thuế của Việt Nam phải có sự tương đồng với các nước trong khu vực và thông lệ quốc tế. Trong phạm vi thẩm quyền của tỉnh, ưu tiên, miễn giảm thuế, không thu thuế (đặc biệt trong lĩnh vực sử dụng đất) tại các khu vực có tiềm năng du lịch song chưa thu hút được khách du lịch và các nhà đầu tư. Cần phải hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng giảm thuế suất để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Tập trung nỗ lực cơng tác kiểm tra, kiểm soát các khoản xin hoàn thuế, giảm thuế của các doanh nghiệp đầu tư.
Về chính sách đất đai: Phải hướng tới tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp du lịch và có nhiều ưu đãi hơn như: có thể miễn, giảm tiền thuê đất trong một số năm; cần đẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để doanh nghiệp có thể dùng tài sản này thế chấp vay tiền tại Ngân hàng, làm tăng thêm khả năng tiếp cận tài chính và cơ hội phát triển của nhà đầu tư. Trong bồi thường giải phóng mặt bằng, phải chú ý bảo đảm hài hịa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người đang sử dụng đất hợp pháp bị thu hồi và lợi ích của nhà đầu tư.
Về chính sách tín dụng: tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động; nghiên cứu thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, làm cầu nối cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các ngân hàng thương mại; thực hiện bình đẳng cho mọi doanh nghiệp về nghĩa vụ, quyền lợi tài chính trong việc vay vốn, hưởng các chế độ ưu đãi về tài chính tiền tệ và các dịch vụ tài chính khác.
Hai là, cần tiếp tục cải cách hành chính, tạo sự thuận lợi, nhanh gọn về các thủ tục hành chính, giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian, từ đó tiết kiệm chi phí triển khai. Thường xuyên thực hiện cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, khơng cần thiết, gây phiền tối cho các nhà đầu tư. Chú trọng tạo quỹ đất phục vụ phát triển dự án du lịch, đáp ứng yêu cầu về quy mơ, vị trí, chi phí và thời gian hồn thành đền bù, giải phóng mặt bằng, hạ tầng giao thơng. Lâu nay, đây là vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài thường “rất ngại” dù muốn đầu tư vào Việt Nam.
Ba là, cần có chính sách đồng bộ trong hỗ trợ chính sách về thu hút, đào tạo lao động có chất lượng và phối hợp các chính sách thu hút du lịch. Thực tế cho thấy, các nhà đầu tư trước khi đầu vốn phát triển kinh doanh du lịch cũng rất chú trọng đến những nơi có nguồn nhân lực chất lượng cao, có thể đáp ứng ngay nhu cầu tuyển dụng lao động mà không cần phải mất công đào tạo lại.
Bốn là, cần tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương, tiêu biểu như Cao nguyên đá Đồng Văn, các lễ hội truyền thống hay các mặt hàng thủ công... Điều này không chỉ góp phần thu hút du khách mà cịn thể hiện tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng của địa phương với những nhà đầu tư.