Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh hà giang (Trang 33 - 36)

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HÀ

3.5. Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch cộng đồng

3.5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Luật du lịch 2017 định nghĩa: Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch.

Ngày nay, nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trị của du lịch, trong đó có xúc tiến du lịch đã được củng cố, nâng dần lên và chuyển biến theo hướng tích cực. Quy mơ và phạm vi hoạt động xúc tiến du lịch được mở rộng. Chất lượng hoạt động xúc tiến du lịch được cải thiện và nâng cao một bước. Đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch ngày càng trưởng thành, trình độ chun mơn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, có những đóng góp tích cực trong việc tham mưu cho các cấp đề ra được những chính sách, chương trình có tính đột phá đối với hoạt động xúc tiến của du lịch, để công tác xúc tiến từng bước đi vào nề nếp và có tính chun nghiệp.

Du lịch cộng đồng ở Hà Giang cần thiết phải áp dụng các hình thức quảng bá, xúc tiến khác nhau để giới thiệu về mình. Cấp thiết cần khắc phục tính thiếu chuyên nghiệp, thiếu liên kết trong công tác xúc tiến du lịch tỉnh. Mặt khác, du lịch cộng đồng Hà Giang nói riêng và du lịch Hà Giang nói chung chưa có website riêng để cập nhật đầy

đủ thơng tin và chưa có các hoạt động quan hệ công chúng để tuyên truyền rộng rãi thông tin về điểm đến.

3.5.2. Các giải pháp cụ thể

Một là, xây dựng website về các hình thức phục vụ du lịch, bao gồm thơng tin về: các tuyến điểm du lịch hấp dẫn, các cơ sở lưu trú và ăn uống trong đó có địa chỉ và hình ảnh để khách du lịch tiện lựa chọn và liên hệ. Bên cạnh đó, trang web này còn cần được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như: Anh, Pháp, Đức, Nhật,… nhằm hướng tới những thị trường thường quan tâm đến loại hình du lịch cộng đồng.

Hai là, xúc tiến qua các hội chợ, hội nghị và hội thảo trong nước và quốc tế. Ba là, xúc tiến qua các phương tiện thông tin đại chúng: làm phim quảng bá phát trên đài truyền hình trong và ngồi nước, viết bài, ảnh, phóng sự đăng tải trên báo chí Trung ương và địa phương trong nước và ngoài nước.

Bốn là, liên kết chặt chẽ với các công ty du lịch lữ hành bằng cách cung cấp thông tin đầy đủ tới các công ty du lịch qua các phương tiện xúc tiến như báo, truyền thanh, truyền hình và các ấn phẩm gửi trực tiếp. Trong đó đặc biệt chú trọng phương tiện internet, các trang mạng xã hội như facebook, picasa,… Mặt khác, để khắc phục vấn đề thiếu thông tin, khi mới đi vào hoạt động, các điểm du lịch cộng đồng phải tổ chức các tour mời các công ty lữ hành tham gia để giới thiệu, quảng bá đồng thời tranh thủ ý kiến của họ về sản phẩm và dịch vụ du lịch tại địa bàn.

Cuối cùng, các điểm du lịch cộng đồng ở Hà Giang phải kết nối được với các cơng ty du lịch có trách nhiệm để cung ứng sản phẩm cũng như hỗ trợ họ trong các công tác khác như nghiên cứu, từ thiện,…

KẾT LUẬN

Với đặc điểm là một tỉnh miền núi nằm tại cực Bắc Việt Nam, thiên nhiên hoang sơ, hiểm trở mà kỳ vĩ, cùng cuộc sống đa dạng, phong phú, giàu bản sắc của nhiều dân tộc khác nhau, có thể thấy, phát triển kinh tế lấy du lịch làm mũi nhọn là hướng đi đúng đắn cho tỉnh Hà Giang. Đặc biệt, phát triển du lịch cộng đồng tại Hà Giang có tính chất quan trọng chiến lược, bởi Hà Giang khơng những có các điều kiện thuận lợi để tạo nên sự thu hút cho du lịch cộng đồng mà hình thức du lịch cộng đồng cịn góp phần cải thiện đời sống và gìn giữ tài ngun, văn hóa của địa phương này.

Về thuận lợi, bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch phong phú, bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, Hà Giang cịn nằm ở vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phịng, an ninh và phát triển du lịch. Phía Tây Bắc giáp Trung Quốc - đây là thị trường lớn của du lịch Việt Nam, đồng thời Hà Giang là điểm kết nối quan trọng của vịng cung du lịch Đơng Tây Bắc, tiếp giáp với các tỉnh có tiềm năng du lịch như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái. Những năm gần đây, kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang cũng có những bước phát triển tồn diện, cơ sở hạ tầng của tỉnh tiếp tục được đầu tư xây dựng và hoàn thiện tạo điều kiện cho du lịch Hà Giang có sự chuyển biến rõ rệt, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch đặc trưng của địa phương. Tuy nhiên, bên ca ̣nh những thành tựu đa ̣t được, du lịch Hà Giang đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, cịn nhiều hạn chế và bất cập, nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa có giải pháp thoả đáng, hoạt động du lịch cộng đồng còn chủ yếu dựa vào tự nhiên, chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, phát triển nhưng vẫn ẩn chứ a nhiều nguy cơ, thiếu bền vững.

Dựa trên những lý luận và nghiên cứu thực tiễn về điều kiện và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Hà Giang, có một thực tế rõ ràng rằng: để phát huy tối đa những ưu thế của một Hà Giang giàu tiềm năng, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách, đào tạo lao động, bảo tồn tài nguyên và xúc tiến quảng bá hình ảnh địa phương là một điều cấp thiết. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên là hướng đi bền vững của du lịch Hà Giang, đóng góp chung và sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và môi trường, Cục đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004, Bản đồ Hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Bản đồ

2. Cục Thống kê tỉnh Hà Giang, 2016, Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2015, Hà Giang tháng 5 năm 2016

3. Cục Thống kê tỉnh Hà Giang, 2018, Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2017, Hà Giang tháng 5 năm 2018

4. Dương An, 2017, Sức bật VNPT Hà Giang, http://baohagiang.vn/khoa-hoc-cong-

nghe/20172/suc-bat-vnpt-ha-giang-695668/, 09/02/2019

5. Lê Anh Tuấn, 2017, Phát triển nguồn nhân lực du lịch Hà Giang trong bối cảnh

mới, http://daotao-vhttdl.vn/articledetail.aspx?sitepageid=627&articleid=423, 09/02/2019

6. Nguyễn Thị Hoài, 2017, Ngành Du lịch Hà Giang sau 2 năm thực hiện Nghị quyết

Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh Hà Giang, nhiệm kỳ 2015-2020,

http://svhttdl.hagiang.gov.vn/tin-tuc-chi-tiet?newsId=146297, 11/02/2019

7. Nicole Hausler and Wolfang Strasdas, 2000, Community Based Sustainable Tourism: A Reader, InWent Capacity Building International

8. Responsible Ecological Social Tours, 2003, Community Based Tourism Handbook, REST Thailand

9. Philip Kotler, 2017, Principles of Marketing 17th edition, Pearson

10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2017, Luật Du lịch Việt

Nam 2017, Nhà xuất bản Lao động

11. Tổng cục Thống kê, 2018, Niên giám thống kê 2018, NXB Thống kê

12. UBND tỉnh Hà Giang, 2016, Quyết định về việc phê duyệt đề án xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, Hà Giang, ngày 30 tháng 11 năm 2016

13. UBND tỉnh Hà Giang (2013), Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Giang

giai đoạn 2013-2015 và năm 2013, Hà Giang, ngày 30 tháng 11 nam 2015

14. UNWTO (1993), World Tourism Day: Tourism development and protecting the environment, 09/1993

15. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng: Lý thuyết và vận dụng, NXB Khoa học và kỹ thuật

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh hà giang (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)