Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS của VIỆT NAM TRONG KHU vực ASEAN (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHỈ SỐ HIỆU QUẢ LPI

3.1. Cơ sở hạ tầng

Đường bộ

Nhà nước ta đã, đang và cần phải tiếp tục việc giám sát giới hạn chuyên chở cũng như việc thực hiện cấp chứng chỉ được phép lưu thông trên đường bộ nhằm nâng cao năng lực vận tải cũng như tăng tuổi thọ cho hệ thống đường bộ nước ta.

Giấy phép lưu thơng điện tử cũng sẽ góp phần giúp cho việc lưu thơng nhanh chóng hơn. Ở các trạm BOT, việc sử dụng giấy lưu thông điện tử sẽ đẩy nhanh tiến độ hơn sử dụng sức người, cũng tránh những tình trạng khơng mong muốn như sự việc khi xả trạm.

Hơn nữa, chúng ta cũng cần chú trọng cải thiện mạng lưới về đường bộ trong nước và giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong khu vực, sửa chữa những cung đường xuống cấp về chất lượng, khai hoang mở đường thúc đẩy vận tải đường bộ giữa miền xuôi và miền núi, vùng sâu vùng xa, giữa nước mình với nước láng giềng.

Đường sắt

Kế hoạch quy hoạch đường sắt theo Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của thủ tướng chính phủ có đề ra các kế hoạch nâng cao năng lực đường sắt kèm theo đó là các giải pháp. Các kế hoạch cụ thể như sau

-Quy hoạch tổng thể, nâng cấp và từng bước đưa vào cấp kĩ thuật các tuyến đường sắt

-Nâng cao thị phần và chất lượng

-Phát triển mạnh vận tải đa phương thức, kết hợp kinh doanh vận tải đường sắt với kinh doanh vận tải ngoài đường sắt

-Tập trung nguồn lực, phát triển nguồn nhân lực

Việc chuẩn quốc tế hóa đường sắt vẫn luôn là điều chúng ta không thể lơ là. Khơng những góp phần nâng cao tốc độ và năng lực vận chuyển của hệ thống đường sắt, việc nâng cao chuẩn quốc tế đường sắt cũng sẽ giúp thu hút và đáp ứng được nhiề hơn nữa các yêu cầu địi hỏi ngày càng cao của khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị phần cho vận tải đường sắt, làm thay đổi bộ mặt của hệ thống đường sắt nói riêng và hệ thống giao thơng vận tải Việt Nam nói chung, tạo điều kiện cho việc giao lưu, phát triển kinh tế trong và ngoài nước.

Hàng hải và đường thủy nội địa

Những năm gần đây, đội tàu biển vẫn chưa được khai thác có hiệu quả. Chính vì thế, nhiều tàu đã cũ nhưng độ khai thác được vẫn khơng cao. Đội tàu

cần được chú trọng bảo trì, sửa chửa, trẻ hóa để tăng uy tín của đội tàu Việt Nam, tạo lòng tin với các chủ hàng khi lựa chọn sử dụng dịch vụ vận tải đường biển của Việt Nam.

Tầm quan trọng của CNTT trong quản lý cảng chưa bao giờ bị phủ định. CNTT sẽ giúp cho việc quản lý hệ thống cảng biển trở nên thống nhất trong phạm vi cả nước, công tac quản lý điều hành được nhanh chóng, thuận lợi, các doanh nghiệp cảng biển cũng sẽ tìm được tiếng nói chung. Hơn nữa, tổ chức cơ sở dữ liệu về báo cáo thống kê hàng hóa thơng qua cảng một cách kịp thời, chính xác, đảm bảo độ tin cậy cao cũng góp phân tiết kiệm nhiều chi phí phát sinh cho doanh nghiệp.

Vận tải thủy nội địa là một phần không thể tách rời trong mạng lưới giao thông của cả nước. Nhà nước ta vẫn luôn chú trọng đến việc cải tiến phát triển mạng lưới vận tải này, đặc biệt là các tuyến liên kết giữa các vùng miền. Việc tổ chức cải thiện chất lướng các tuyến vận tải thủy nội địa sẽ giúp giao thông luôn được thông suốt. Cùng với đó, việc quản lý khai thác tài nguyên khống sản ở các bờ sơng cũng vơ cùng quan trọng bởi nếu khơng có sự quản lý hợp lý và chặt chẽ, việc khai thác bừa bãi dễ dẫn đến nhiều hiện tượng như thay đổi dòng chảy, sụt lở bờ sông, tạo nên những bãi cạn,... đều gây nên ách tắc giao thông trên các tuyến sông này.

Đường hàng không

Mặc dù tỷ lệ chuyên chở bằng đường hàng không rất nhỏ so với tổng khối lượng hàng hóa được vận chuyển và hầu như không thay đổi qua các năm nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của vận tải hàng không, bởi có những mặt hàng chỉ có thể chuyên chở bằng đường hàng không như các mặt hàng quý hiếm, giá trị cao, mau hỏng,... Chính vì tính chất của các mặt hàng như vậy nên cần phải chú trọng đến an ninh an toàn, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của ngành, trong đó chú trọng đến đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng nâng cao năng lực khai thác các cảng hàng khơng có sản lượng hành khách tăng trưởng cao, có tiềm năng phát triển.

Các cảng lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất ln là những cảng có lượng lưu thơng lớn, khơng tránh khỏi tình trạng q tải, cho nên càng cần có một hệ thống kiểm sốt chặt chẽ. Hơn nữa, có thể phát triển dịch vụ tại các nơi có các cảng hàng khơng nhỏ để tạo điều kiện cho các cảng nhỏ phát triển, san sẻ bớt gánh nặng trong xử lý lượng lưu thơng hàng hóa cũng như lượt khách đơng đảo ở các cảng lớn.

Hệ thống cảng

Việc quy hoạch các cảng hàng không, cảng biển, các cảng container là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là cảng biển bởi có đến hơn 70% hàng hóa xuất nhập

khẩu của Việt Nam vận chuyển bằng đường biển. Phát triển cảng biển cần chú trọng đầu tư xây dựng cảng container, cảng trung chuyển để phụ vụ nhu cầu ẫn chuyển container trong nước và khu vực tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ Logistics. Trong hoạt động vận tải giao nhận thì vận chuyển hàng hóa bằng container đang ngày càng phổ biến và giữ vai trị chủ đạo, vì thế cần phải chú trọng phát triển cảng container nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics. Ngồi ra quy hoạch cảng cần có sự khoa học để giảm thiểu, tránh tình trạng ùn tắc hàng hóa, bằng việc ứng dụng hệ thống điều khiển kiểm sốt tồn diện, khoa học.

Hạ tầng công nghệ thông tin

CNTT được áp dụng ngày càng phổ biến trong việc quản lý ở các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng thông tin để phát triển hoạt động logistics bao gồm: hệ thống Internet, mạng lưới thông tin phục vụ kinh doanh, hệ thống trao đổi dữ liệu EDI,... Các doanh nghiệp Logistics trong nước cần tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là thương mại điện tử cho quá trình phát triển của doanh nghiệp mình. Với logistics, áp dụng thanh tựu cơng nghệ, trao đổi dữ liệu bằng hệ thống máy vi tính với sự hỗ trợ của mạng lưới thơng tin liên lạc và cơng nghệ xử lý thơng tin đóng vai trị sống cịn đối với việc quản lý cả quá trình hoạt động logistics, dặc biệt là quản lý sự di chuyển của hàng hóa và các chứng từ. Việc ứng dụng tốt công nghệ hiện đại sẽ giúp các doanh nghiệp logistics trong nước tiết kiệm được chi phí, thơng tin được thơng suốt đảm bảo cho q trình hoạt động của doanh nghiệp thuận lợi, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

+ Các doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác trong ngành cũng như các doanh nghiệp logistics của các nước có sự ứng dụng CNTT mạnh mẽ để tận dụng điểm mạnh và thành tựu khoa học của mỗi doanh nghiệp, từ đó hình thành các doanh nghiệp logistics đa dạng và chuyên nghiệp hơn, tạo sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, cũng như trong khu vực và thế giới.

+ Có thể sáp nhập các doanh nghiệp trong các khối kinh tế , hợp tác ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực dịch vụ logistics, thực hiện khai báo hải quan điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn, tăng năng suất lao động,tiết kiệm chi phí, giảm thiểu khó khăn và rủi ro trong thương mại, xuất nhập khẩu và hải quan.

+ Chú trọng đầu tư hơn một cách có hệ thống, các ứng dụng CNTT hỗ trợ trong cả doanh nghiệp cũng như trong từng bộ phận chuyên biệt cần có sự thống nhất, kết nối, đồng bộ hóa với nhau.

+ Doanh nghiệp cần thiết có một đội ngũ chun mơn về mảng CNTT và ứng dụng khoa học để đảm bảo sự thông suốt, khắc phục lỗi nhanh khi lỗi xảy ra, đảm bảo an ninh mạng cũng như khả năng kết nối với các hệ thống bên ngoài

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS của VIỆT NAM TRONG KHU vực ASEAN (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)