Hệ thống pháp lý

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS của VIỆT NAM TRONG KHU vực ASEAN (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHỈ SỐ HIỆU QUẢ LPI

3.2. Hệ thống pháp lý

Là lĩnh vực đặc biệt có tính liên ngành, đa ngành nên việc tuân thủ các tiêu chuẩn sẽ giúp logistics đạt được nhiều lợi ích, trong nhiều trường hợp thì yêu cầu tiêu chuẩn là bắt buộc. Để ngành logistics Việt Nam khơng nằm ngồi cuộc chơi với thế giới, Chính phủ Việt Nam cần có các giải pháp hỗ trợ như:

-Tiêu chuẩn nhân sự làm việc tại các vị trí địi hỏi phải được huấn luyện và kiểm tra nghiêm ngặt, liên quan tới việc điều khiển phương tiện, máy móc chuyên ngành, tới an ninh, an toàn hay tuân thủ các tiêu chuẩn ngành khác;

-Tiêu chuẩn đối với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, nhất là những ngành ứng dụng cơng nghệ và đang có nhiều hướng phát triển như đường sắt, hàng khơng trong đó cần rất lưu ý các kết nối đa phương thức

- Tiêu chuẩn đối với việc thiết kế, chế tạo và vận hành các loại phương tiện vận tải, máy xếp dỡ;

-Tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cảng, bến; -Tiêu chuẩn đối với bao bì, thùng chứa, vật chứa trong vận tải hàng hải (container), hàng không (ULD);

-Tiêu chuẩn, quy định đối với hàng nguy hiểm (phân loại, đóng gói, khai báo, dán nhãn);

-Tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm, dược phẩm, nông sản,... mà các nước bắt buộc phải tuân thủ;

-Quy tắc thương mại quốc tế như Incoterms, các cơng ước quốc tế;

-Các chương trình an tồn, an ninh theo quy định của các tổ chức quốc tế như IMO, ICAO,...

-Mới và đặc biệt quan trọng: các tiêu chuẩn, quy định mới đối với công nghệ ứng dụng như xe tự lái, xe điện, máy bay không người lái, không gian và tần số sử dụng, kênh truyền thông dữ liệu lớn, trao đổi dữ liệu điện tử,...

-Quy định có tính khuyến cáo:

-Quy định về các loại trung tâm logistics: từ Cửa ngõ quốc gia tới Trung tâm cấp Quốc gia, cấp Vùng, cấp Tỉnh, các Trung tâm phân phối;

-Quy định về kích thước bao bì, khối lượng chuẩn trong chuyển phát nhanh;

-Các chương trình an ninh chuỗi cung ứng như C-TPAT của Hoa Kỳ, AEO của EU, STP của Singapore,...

-Quy định về chứng từ như Vận đơn vận tải đa phương thức của FIATA; - Quy định về vận đơn điện tử e-Airway Bill của IATA

Hệ thống cung cấp dịch vụ logistics

Với tiến trình mở cửa và hội nhập, lượng hàng hóa lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu những năm qua tăng trưởng mạnh mẽ. Thêm vào đó, với vị trí địa lý thuận lợi, là điểm chuyển tải cho nhiều cung đường xuất nhập khẩu hàng hóa trong khu vực và trên thế giới, Ngành dịch vụ Logistics tại Việt Nam càng có thêm tiền đề và động lực thúc đẩy phát triển.

Với những ưu thế và cơ hội như vậy, cần có những hành động để có thể tận dụng các ưu thế và cơ hội đưa ngành dịch vụ Logistics của Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn.

Đa dạng hóa dịch vụ Logistics

Dịch vụ đa dạng hóa sẽ nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Để thực hiện điều này, các doanh nghiệp cần phải nâng cao khả năng cung ứng trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng về thời gian, chất lượng và dịch vụ. Muốn vậy, doanh nghiệp Logistics trong nước cần phát đầu tư cả về cơ sở vật chất, phương tiện và khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức, trình độ nghiệp vụ và tiếng anh cho đội ngũ nhân sự nhằm mở rộng quy mô để thực hiện được chuỗi Logistics khép kín từ khâu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất cho tới khâu tiêu thụ sản phẩm đầu ra của khách hàng, có như vậy thì doanh nghiệp Logistics Việt Nam mới có thể đứng vững và từng bước phát triển được trước sức ép cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ các doanh nghiệp Logistic mạnh của nước ngoài tràn vào khi hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS của VIỆT NAM TRONG KHU vực ASEAN (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)