Chiến lược về giá:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) báo cáo cạnh tranh trên thị trường kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống năm 2010 (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2. Chiến lược về giá:

Giá cả đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong kinh doanh. Đối với khách hàng, là cơ sở để quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm khác, là địn bẩy kích thích tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp, là biến số marketing duy nhất quy định doanh thu cho doanh nghiệp. Nó tác động nhanh và mạnh đến lợi nhuận, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu.

2.1. Ngành dịch vụ lưu trú

Đối với những người hoạt động trong ngành dịch vụ lưu trú, tối đa hóa doanh thu là ưu tiên hàng đầu và để đạt được mục tiêu này thường địi hỏi phải có chiến lược giá phù hợp, vào đúng thời điểm. Có 2 yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tạo nên một số chiến lược về giá phổ biến như: Giá theo phân khúc khách hàng là một trong những chiến lược giá được sử dụng phổ biến nhất là giá trên mỗi phân khúc và đây là nơi cung cấp cùng một sản phẩm với các mức giá khác nhau cho các loại khách hàng khác nhau. Giá trọn gói cho phép khách hàng trả tiền nhiều hơn chỉ là một phòng. Các mặt hàng, dịch vụ hoặc sản phẩm bổ sung có thể có trong một thỏa thuận trọn gói bao gồm bữa ăn, xe đạp, quyền truy cập vào sân golf và thiết bị, v.v. Với các gói, giá phịng thực tế có thể thấp hơn giá tương đương cho một phịng giống hệt nhau. Tuy nhiên, khách sạn sẽ có thể bán nhiều sản phẩm cùng một lúc. Ngồi ra, có những chiến lược giá khác cũng được các doanh nghiệp áp dụng như: chiến lược ngang giá, chính sách hồn hủy,...

2.2. Ngành dịch vụ ăn uống:

Có 4 chiến lược về giá chính như:

- Giá cao: công ty thiết lập một mức giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này thường sử dụng hiệu quả khi sản phẩm có tính độc đáo hoặc sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện và doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh khác biệt. Giá cao có thể là một

chiến lược hợp lý cho các công ty mới tham gia thị trường và hy vọng tối đa hố doanh thu trong giai đoạn đầu của vịng đời sản phẩm. The Alley được biết đến là thương hiệu trà sữa Đài Loan mới du nhập vào Việt Nam và được nhiều người đón nhận. Khi mới xuất hiện, mỗi cốc Alley có giá 69.000 đến 80.000 cho một cốc trà sữa, trong khi mặt bằng giá trà trà sữa bình thường chỉ tầm 30.000-45.000. Nói đến The Alley không thể không nhắc đến sữa tươi trân châu đường đen, có thể nói The Alley đã tạo nên “cơn sốt” sữa tươi trân châu đường đen khi bắt đầu ra mắt ở Việt Nam vào đầu 2017, là hãng trà sữa đầu tiên mang loại trà sữa này đến thị trường Việt Nam, tạo ra sự khác biệt so với những sản phẩm trà sữa khác.

- Giá thâm nhập được thiết kế để chiếm thị phần bằng cách tham gia thị trường với mức giá thấp hơn so với đối thủ nhằm thu hút người mua. Mục tiêu là giúp khách hàng nâng cao nhận thức và dùng thử sản phẩm. Mặc dù, sử dụng chiến lược này có thể làm cơng ty chịu lỗ, nhưng hy vọng sẽ giúp mở rộng được vị thế có cơng ty trên thị trường. -Giá tiết kiệm thường xuất hiện trong các tổ chức bán lẻ, ví dụ điển hình là Wal-Mart, thương hiệu gắn liền với chiến lược này. ALDI, một cửa hàng thực phẩm là một ví dụ khách về chiến lược giá tiết kiệm. Về lý thuyết thì ALDI là siêu thị dành cho giới có thu nhập thấp, nhưng theo số liệu thống kê thì có đến 75% dân Đức đi mua sắm tại ALDI, trong đó có cả giới trung lưu và tầng lớp có thu nhập cao. Các cơng ty lựa chọn một mức chi phí cơ bản, thấp nhằm làm marketing nhằm giữ giá thấp để thu hút một phân khúc khách hàng cụ thể nhạy cảm với giá cả.ALDI không cần tới các chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Hàng tuần khách hàng đều được cung cấp một tờ rơi với tên gọi "ALDI informiert- thơng tin ALDI", trong đó giới thiệu vài mặt hàng và giá cả của tuần tới, đặc biệt là các loại hàng hóa chỉ cung cấp theo thời vụ. Tờ rơi đó cũng được đặt ngay tại lối ra vào siêu thị.

- Giảm giá : các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh đáng kể tham gia vào thị trường với chiến lược giảm giá để đạt được lợi thế về doanh thu trước khi các đối thủ cạnh tranh khác bắt đầu cung cấp các sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm thay thế. Giá tâm lý rất hay được sử dụng. Ví dụ, các nhà hàng như Lẩu Phan hay Pinpas BBQ thường

có giá là 99.000 mà khơng phải 100.000. Chỉ một sự khác biệt nhỏ cũng có thể tạo ra những kết quả vô cùng to lớn.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) báo cáo cạnh tranh trên thị trường kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống năm 2010 (Trang 25 - 27)