2.1. Đối với thế giới
Đối với những nước sản xuất hồ tiêu, việc duy trì năng suất là một thách thức lớn. Đặc biệt là những nước trồng hồ tiêu truyền thống như Ấn Độ, Indonesia và Sri Lanka, hành động trước mắt của họ là phải tập trung cải tiến năng suất thông qua tái canh vườn tiêu đã già cỗi, bảo tồn nguồn tài nguyên đất và nước vùng trồng hồ tiêu để thích ứng với biến đổi khí hậu, có những biện pháp quản lý sâu bệnh hại hữu hiệu hơn, an toàn hơn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Phẩm chất hồ tiêu là nội dung quan trọng nhất của người tiêu dùng trên thế giới hiện nay, phải đảm bảo sức khỏe con người. Liên quan đến vấn đề ấy đối với người tiêu dùng và môi trường nông nghiệp, người ta khuyến cáo sử dụng các thuốc trừ sâu có nguồn gốc tư nhiên (natural pesticides) và phân bón cũng vậy. Chia sẻ thông tin là giải pháp lựa chọn khôn ngoan của loài người. Cần theo dõi thống kê liên tục để biết giá cả thực sự ổn định hay không. Tiếp cận gần hơn với thị trường, với người tiêu dùng cuối cùng, cũng như phải tiếp cận với người nông dân sản xuất và người chế biến hồ tiêu.
2.2. Đối với Việt Nam
Ngoài những cơ hội nêu trên, ngành hồ tiêu Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức để tìm đầu ra.
Ngành hồ tiêu thế giới và Việt Nam đang có nhiều yếu tố bất ổn đến sản xuất, kinh doanh như giá liên tục sụt giảm, khủng hoảng tài chính tồn cầu, thời tiết, khí hậu biến đổi bất thường khiến khơng kiểm sốt được sâu bệnh phá hoại; đặc biệt nguồn cung lại đang lớn hơn nhiều so với nhu cầu.
Vì vậy, các doanh nghiệp và người nơng dân phải xây dựng được chuỗi giá trị sản xuất hồ tiêu bền vững trên cơ sở liên kết, trong đó hai mắt xích quan trọng là sản xuất và chế biến trên nền tảng hiện đại hóa theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm.
Hiện, xuất khẩu hồ tiêu Việt giữ vững ngôi vị là nước xuất khẩu 60% hồ tiêu thế giới với khoảng 132.000 tấn, trị giá 1,1 tỷ USD.
2.2.1. Thách thức đến từ sự phát triển 'nóng'
Việc phát triển q “nóng” cây hồ tiêu ở Tây Ngun khơng chỉ phá vỡ quy hoạch cây trồng và mà còn để lại nhiều thách thức, hệ lụy như dịch bệnh, giá cả xuống thấp, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái... Những hệ lụy nói trên tạo ra nhiều thách thức ảnh hưởng đến sản xuất bền vững của cây hồ tiêu ở Tây Nguyên nói riêng và ngành hồ tiêu Việt Nam nói chung.