Hệ quả của bất bình đẳng giới gây ra cho kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) bất bình đẳng giới ở ấn độ (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI

4. Hệ quả của bất bình đẳng giới gây ra cho kinh tế-xã hội

4.1. Hệ quả đối với nền kinh tế

Ở Ấn Độ, nền kinh tế hộ gia đình hiện đang nắm giữ một vai trị khá quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Song, sự bất bình đẳng giới đang có những tác động tiêu cực đến mơ hình kinh tế này, khiến nó trở nên suy yếu và kém hiệu quả. Các thành viên trong gia đình khơng cịn chung quyền sở hữu tài sản, nguồn lực lao động, cũng như khơng cịn được hưởng kết quả lao động ở mức như nhau.

Có sự chênh lệch giữa phụ nữ và nam giới trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực chủ yếu như đất đai, nguồn nước, tín dụng, tư liệu sản xuất, các kỹ năng và thông tin. Điều này làm giảm tổng sản lượng thu được do đầu vào không được phân chia đều cho cả các hoạt động sản xuất của nam lẫn nữ. Nữ giới khơng có điều kiện

học tập, trình độ dân trí thấp nên khơng có khả năng cải thiện phương thức sản xuất giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và gia tăng hiệu quả. Điều này dẫn đến sự chênh lệch trong trình độ khiến cho những cơng việc lao động chân tay nặng nhọc, vất vả sẽ bị đổ dồn về nữ giới nhiều hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, dẫn tới năng suất và chất lượng lao động không đảm bảo. Phụ nữ ít có cơ hội được làm việc ở các vị trí chính thức (khoảng 9.2%), và cơng việc chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp với mức thu nhập thấp. Điều này làm giảm đi khả năng đóng góp tri thức, tạo ra giá trị cho nền kinh tế cũng như khả năng đóng góp cho phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó, phụ nữ phải đảm nhận khối lượng lớn cơng việc “vơ hình”, mà khơng hề được nhận lương (chiếm tới 49%). Giá trị thặng dư đang bị bóc lột hết sức rẻ mạt.

Có thể thấy, sự bất bình đẳng đã và đang là một nhân tố kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Ấn Độ do khơng phát huy được hết khả năng đóng góp của người phụ nữ cũng như việc phụ nữ khơng có cơ hội tiếp cận với các cơng việc phù hợp với năng lực của mình.

4.2. Hệ quả đối với xã hội

Việc mang thai và sinh đẻ là thiên chức của người phụ nữ, nhưng đẻ thực hiện được thiên chức đó theo mong muốn của mình thì người phụ nữ lại khơng thể tự mình quyết định được. Kết quả từ cuộc điều tra dân số mới của Ấn Độ cho thấy tỉ lệ trẻ em nữ so với trẻ em nam đã xuống thấp kỉ lục kể từ khi nước này độc lập vào năm 1947. Theo báo cáo điều tra năm 2011, hiện tồn Ấn Độ chỉ có 914 trẻ em nữ so với 1.000 trẻ em nam ở độ tuổi 0-6 tuổi, giảm so với thập kỉ trước đó là 927/1000. Mỗi ngày có hơn 2000 bé gái bị giết hại khi còn là bào thai. Giáo sư khoa học xã hội Gitika Vasudev của ĐH Delhi trả lời với AFP, gọi đây là "thất bại chung của cả Ấn Độ" trong việc bảo vệ các bé gái. Tỉ lệ mất cân bằng giới tính của Ấn Độ ln giảm dần kể từ năm 1961 trong khi tỷ lệ trung bình của thế giới hiện nay là 1.050 nữ/1.000 nam. Ấn Độ bị đánh giá là mất cân bằng giới tính trong 50 năm.

Một tình trạng đáng buồn khác là nạn bạo hành phụ nữ. Cứ mỗi năm phút, một vụ bạo lực gia đình lại được báo cáo tại Ấn Độ. Nạn nhân hầu hết là phụ nữ và kẻ gây họa không ai khác ngồi chồng hoặc người thân trong gia đình họ. Cứ mỗi phụ nữ lên tiếng thì cũng có ít nhất một người im lặng. Hầu hết phụ nữ khơng dám nói với người khác về việc mình bị chồng đánh đập. Họ khơng muốn thừa nhận là nạn nhân của bạo hành hay kể với mọi người về những điều xảy ra trong gia đình mình. Bạo lực gia đình có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng điều đặc biệt ở đây là thói quen im lặng của phụ nữ Ấn Độ. Khi một cô gái gọi cho bạn để xin lời khun, bạn cơ đã nói: “Hãy để anh ta giết cậu. Nếu tôi là cậu, tôi thà chết chứ không thể bỏ chồng”. Cịn mẹ cơ thì khuyên con gái nên chịu đựng để giữ gìn hơn nhân. Theo một khảo sát của chính phủ, hơn 54% đàn ơng và 51% phụ nữ Ấn Độ cho rằng, một người chồng có quyền đánh vợ nếu cô ta thiếu tôn trọng cha mẹ chồng, bỏ bê nhà cửa và con cái, hoặc thậm chí đơn giản chỉ vì “bỏ muối q nhiều hoặc q ít trong thức ăn”. Những tư tưởng cam chịu của phụ nữ Ấn Độ đã ăn sau vào tâm trí họ, khiến họ tự coi bản thân mình thấp kém hơn so với đàn ông và dần coi việc bị bạo hành, bị phân biệt đối xử đó là một điều bình thường.

Phụ nữ phải đối mặt với sự phân biệt ngay từ thời thơ ấu. Bất bình đẳng giới trong dinh dưỡng là điều hiển nhiên từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành. Trong sinh hoạt hàng ngày, trường hợp của thói quen ăn uống gia đình, đó là con trai người được tất cả các loại thực phẩm bổ dưỡng và chọn lọc nhất trong khi con gái chỉ được sử dụng bất cứ thứ gì được bỏ lại sau khi các thành viên nam đã có bữa ăn, hoặc thức ăn kém chất lượng và dinh dưỡng. Điều này trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong những năm sau này của các cô gái. Một trong những lý do chính cho tỷ lệ cao của ca sinh khó khăn và thiếu máu ở phụ nữ là việc ăn uống kém dinh dưỡng ở thực phẩm mà một cơ gái có trong nhà cha mẹ mình hoặc nhà chồng, cũng như khối lượng cơng việc quá nhiều mà họ phải làm từ thời thơ ấu của mình. Một cách khác mà chính cha mẹ phân biệt đối xử đối với con gái của họ là bỏ bê những bé gái trong giai đoạn bệnh. Khi trưởng thành họ có xu hướng ít thừa nhận rằng họ đang bị bệnh và có thể chờ cho đến

khi bệnh đã tiến triển xa trước khi họ được kịp thời chữa trị. Nhiều phụ nữ ở các vùng nông thôn chết trong khi sinh con do những biến chứng dễ dàng tránh được. Ở Ấn Độ: “Cô gái 22 tuổi bị chính người chồng của mình thiêu sống khi đang cho con bú do không thỏa ước nguyện sinh con trai tại miền tây Ấn Độ”, “Storay (30 tuổi) bị đánh đến chết ở huyện Khan Abad, tỉnh Kunduz , sau khi cô hạ sinh một bé gái, khiến người chồng đang thèm khát một đứa con trai cảm thấy giận dữ”, hay ”Bị mẹ chồng bắt phá thai vì đó là con gái” đều là những tin tức khá là “phổ biến” trên các trang báo hiện nay…

Chính các định kiến về giới đã hạn chế phụ nữ và các trẻ em gái thực hiện quyền của mình trong nhiều nội dung của sức khỏe sinh sản như làm mẹ an toàn, mang thai ngồi ý muốn, tình dục khơng an tồn, lựa chọn giới tính khi sinh, nạo phá thai, nhiễm khuẩn đường sinh sản, kể cả HIV/AIDS, sử dụng cà lựa chọn biện pháp tránh thai…

Khi mức độ bất bình đẳng giới trong giáo dục giảm đi, tức là ở mỗi cấp đào tạo, tỷ lệ nữ so với nam tăng lên và khi trình độ nhận thức của phụ nữ trong gia đình được cải thiện, số lượng và chất lượng đầu tư cho giáo dục đối với con cái sẽ được cải thiện trực tiếp thông qua sự dạy dỗ của người mẹ. Ngồi ra trình độ của người mẹ sẽ đóng vai trị quyết định trong việc chăm sóc dinh dưỡng đối với con cái.

CHƯƠNG 3: CÁC NỖ LỰC CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở ẤN ĐỘ

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) bất bình đẳng giới ở ấn độ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)