NHỮNG GIẢI PHÁP TỪ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) bất bình đẳng giới ở ấn độ (Trang 38 - 42)

Cần hiểu rõ một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc cịn tồn tại hiện tượng bất bình đẳng giới (BBĐG) ở nước ta hiện nay chính là hậu quả do lịch sử để lại. Tư tưởng “Trọng nam khinh nữ”, “Nhất nam viết hữu thập nữ viết vơ” cịn ảnh hưởng khá nặng nề đến khơng ít gia đình, dịng họ, mà nguyên nhân sâu xa là do nền văn hóa của chúng ta hấp thụ cả những thứ tiêu cực từ tư tưởng Trung Hoa cổ đại trong suốt hàng nghìn năm qua. Tuy nhiên, Việt Nam so với nhiều quốc gia ở khu vực Châu Á lại là một nước được đánh giá là nơi bất bình đẳng giới

Giải quyết bất bình đẳng giới (BBĐG) là một trong những nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm, chỉ đạo sát sao từ khi giành được chính quyền năm 1945 cho đến ngày nay. Những nỗ lực của chúng ta xứng đáng được ghi nhận, kể cả từ bạn bè quốc tế, tuy còn nhiều vấn đề chưa thực sự được giải quyết triệt để. Để từng bước loại trừ hiện tượng BBĐG, chúng ta khơng thể nóng vội mà phải tiến hành từng bước, có chiến lược cho từng độ tuổi, vùng miền, sắc tộc, tôn giáo khác nhau, quan trọng nhất là trên hai lĩnh vực giáo dục và truyền thơng. Kể từ khi có Đảng lãnh đạo, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đã liên tục, khơng ngừng cố gắng, tăng cường công tác giảm và từng bước xóa đi tình trạng BBĐG thơng qua các hệ thống luật,,chính sách cụ thể đi thẳng vào đời sống nhân dân, có sự giúp đỡ tham gia tích cực của hệ thống đồn thể, tổ chức xã hội. Cụ thể:

Nhằm tiến tới bảo đảm bình đẳng giới chúng ta đã có nhiều giải pháp tổng hợp, mang tính đột phá. trong q trình tìm kiếm các giải pháp phù hợp để gia tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các lĩnh vực của đời sống xã hội thì việc thơng qua q trình xã hội hóa cá nhân (qua các kênh nhà trường, gia đình, nhóm bạn bè, truyền thông đại chúng...) để thay đổi những định kiến về vai trò, vị thế của phụ nữ là hết sức quan trọng. Các giá trị, khuôn mẫu giới được tiếp biến, chuyển tải qua các thế hệ theo hướng bình đẳng về cơ hội, điều kiện cho cả hai giới cùng phát triển.

Cụ thể, với giáo dục, chúng ta đã và đang tiếp tục giáo dục các em thiếu niên nhi đồng ngay từ bé về tư tưởng bình đăng, cơng bằng trên mọi lĩnh vực giữa nam nữ trong xã hội, thông qua các hoạt động tuyên truyền, thông qua các ấn phẩm, sách báo và tạp chí, sách giáo khoa, sách tham khảo, lồng ghép quan điểm này vào nội dung giảng dạy, nhất là trong các mơn học có tính định hướng, tính cộng đồng cao như mơn Giáo dục công dân, Đạo đức, v..v Không chỉ thế, ta cũng giáo dục trẻ em, cả trai và gái những kĩ năng cơ bản để có thể sống tự lập và giúp đỡ những người khác trong gia đình.

Trong lĩnh vực truyền thơng, duy trì việc loại bỏ những ấn phẩm cổ xúy cho quan niệm phụ nữ phải hy sinh, nhường nhịn, phục vụ nam giới, nêu lên và phê phán những hiện tượng bất bình đẳng trong giới như bạo lực giới, bạo lực gia đình, nạn bn bán phụ nữ… trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cũng như cần có hình phạt thích đáng cho những hành động vi phạm quyền bình đẳng giới. Tuyên truyền, phố biến những kiến thức về bình đẳng giới rộng rãi, tới các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, các vùng miền núi, các dân tộc ít người. Đặc biệt cũng cần nâng cao hơn nữa nhận thức của phụ nữ về vai trị, quyền lợi, vị trí của mình trong xã hội.

Một số vấn đề khác cần quan tâm xem xét để hồn thiện cơng tác chống BBĐG đó là nâng cao vai trị và vị trí lãnh đạo của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế, chính trị văn hóa. Có một số giải pháp để khắc phục tình trạng này, đó là:

 Thứ nhất, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc cụ thể các chủ trương và định hướng về sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý.

 Thứ hai, xây dựng chiến lược, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ, trong đó chú trọng đến công tác quy hoạch nguồn lãnh đạo nữ các cấp, các ngành.

 Thứ ba, nâng cao vai trò của tổ chức hội liên hiệp phụ nữ các cấp.

 Thứ tư, nâng cao năng lực của cán bộ nữ trong lĩnh vực chính trị.

Ngoài ra, 10 năm trở lại đây, cơng cuộc tiến hành xóa bỏ BBĐG đã có những bước tiến hành từ các nhân tố cụ thể cấu thành xã hội như gia đình cho đến các tổ chức

xã hội lớn hơn, ví dụ như thực hiện các biện pháp chế tài chặt chẽ hơn để nam giới chia sẻ cơng việc gia đình với phụ nữ; tổ chức giám sát việc thi hành luật trong các trường hợp ly hôn, thừa kế hoặc các trường hợp khác. Mở rộng các nghiên cứu cấp nhà nước về vấn đề giới, thực hiện việc lập kế hoạch có tính đến giới. Về phía xã hội, ta cần tạo ra một phong trào, một lối sống tôn trọng phụ nữ đặc biệt là các quyền chính đáng của họ. Tơn trọng quyền làm vợ, làm mẹ, quyền công dân của phụ nữ. Ở đây vai trò của nam giới rất quan trọng. Trong gia đình và xã hội, nam giới cần có lối sống văn minh, hiểu biết trên vấn đề phụ nữ, không thực hiện những hành vi lấn át, bạo lực coi mình là "phái mạnh" và thật sự coi việc chia sẻ công việc với phụ nữ là trách nhiệm của mình. Về phía bản thân phụ nữ, cần nâng cao trình độ văn hóa và năng lực, chủ động trong cuộc sống. Cần có hiểu biết về quyền chính đáng của mình, u cầu tổ chức và gia đình thực hiện nghiêm túc quyền đó.

Việc tuyên truyền luật pháp, đặc biệt là xây dựng Luật Hơn nhân và Gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Phịng, chống bạo lực gia đình với mục tiêu bảo vệ người phụ nữ và đảm bảo bình đẳng nam nữ nên gắn với những chương trình cải thiện đời sống, lao động của phụ nữ trên cơ sở giới.

KẾT LUẬN

Xã hội đã và đang phát triển vượt bậc, các vấn đề về tự do quyền lợi cũng như bình đẳng giới tính ngày càng được xem trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, ở Ấn Độ tình trạng bất bình đẳng giới vẫn cịn đang xảy ra với chiều hướng tiêu cực. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này bắt nguồn từ những tư tưởng văn hóa cổ hủ đã thấm sâu vào nhận thức của mọi đối tượng trong xã hội đất nước này, phụ nữ Ấn Độ không những không được đánh giá và đối xử đúng với năng lực và vị trí thực tế của mình, mà cịn là đối tượng của những định kiến tiêu cực, nặng nề và chịu sự phân biệt trong đối xử, chịu nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận cơ hội đi học, tìm kiếm việc làm cũng như tham gia lãnh đạo và quản lý. Chính điều này đã gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội như thiếu hụt lực lương lao động, giảm năng suất lao động chung, gây lãng phí cho xã hội. Mặc dù, chính phủ Ấn Độ cũng như các tổ chức quốc tế đã có những nỗ lực giúp cải thiện phần nào tình trạng bất bình đẳng giới ở đất nước này nhưng kết quả đem lại chưa mấy khả quan. Thiết nghĩ rằng, chính phủ Ấn Độ nên gia tăng hơn sự quan tâm cho vấn đề này, xem nó như một mục tiêu quốc gia từ đó có những biện pháp mạnh tay hơn nữa, đặc biệt là trong vấn đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho giới trẻ hiện nay. Từ đó, là nền tảng để phát triển con người, phát triển kinh tế, đưa nền kinh tế Ấn Độ phát triển hơn nữa. Trong bài tiểu luận, bên cạnh việc nghiên cứu vấn đề bất bình đẳng giới ở Ấn Độ, nhóm cũng đưa ra một số giải pháp mà Việt Nam đã áp dụng và đem lại những chuyển biến tích cực, có thể trở thành kinh nghiệm để Ấn Độ tham khảo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình kinh tế phát triển (GS.TS Ngơ Thắng Lợi, NXB ĐH Kinh tế quốc

dân , 2013).

- “Bộ ảnh nữ giới kêu gọi bình đẳng giới ở Ấn Độ khiến cả thế giới phải suy nghĩ” –

http://tin8.co/bo-anh-gioi-nu-keu-goi-binh-dang-gioi-o-an-do-khien-ca-the- gioi-phai-suy-nghi-14230

- “Bất bình đẳng giới ở Ấn Độ” (USAID) -

https://www.usaid.gov/india/gender-equality

- “UN Woman launches campaign in India for gender equality” ( PTI, Oct 18,

2014) –

http://articles.economictimes.indiatimes.com/2014-10 8/news/ 55172929_1_ gender -equality-gender-justice-un-women

- “Gender Equity Issues in India” – FSD -

http://www.fsdinternational.org/country/india/weissues

- “Gender Discrimination in India (6 Major Causes) “(Shuani) -

http://www.yourarticlelibrary.com/india-2/gender-discrimination-in-india-6- major-causes/47671/

- “The Causes, Effects & Remedies for Gender Discrimination” ( Sherrie Scott)

- http://smallbusiness.chron.com/causes-effects-remedies-gender- discrimination-10726.html

- “Gender Discrimination in India: Causes and Solutions” (Breakthrough team,

March 7, 2016 ) – https://www.inbreakthrough.tv/2016/03/gender- discrimination-in-india-causes-and-solutions/

- “The Problem and Status of Woman in Hindu Society” -

http://www.hinduwebsite.com/hinduwomen.asp

- “Nỗi thống khổ của phụ nữ Ấn Độ” (Ánh Dương (theo NYT) , 15/1/12013)

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/noi-thong-kho-cua-phu-nu-an- do-2412408.html

- “India : Male and Female” (Hargun Chawla ) -

https://www.youtube.com/watch?v=r7LIpaAkrws

- “11 Facts About Gender Inequality In India That Will Truly Shock You”

- (Shayan Roy – April 11, 2016 )

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) bất bình đẳng giới ở ấn độ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)