Mức độ tập trung của thị trường hàng không quốc tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của thị phần ngành hàng không đối với thị trường nội địa việt nam (Trang 25 - 28)

Chương III Cấu trúc thị trường

2. Mức độ tập trung của thị trường hàng không Việt Nam

2.4. Mức độ tập trung của thị trường hàng không quốc tế Việt Nam

2.4.1. Thị phần các hãng trên thị trường hàng không quốc tế Việt Nam

Trên thị trường hàng không quốc tế Việt Nam, các hãng hàng khơng nước ngồi hầu như chiếm tổng thị phần trên 50% dung lượng thị trường. Đến nay có hơn 55 hãng hàng khơng nước ngồi khai thác gần 100 đường bay quốc tế đi đến Việt Nam như Air France, Asiana Airlines, All nippon Airways, Japan Airline, ….

Cạnh đó hãng hàng khơng của Việt Nam là Vietnam Airlines là hãng chiếm thị phần lớn nhất trong các hãng của nước ta với thị phần khoảng từ 33%-40%, sau đó là Vietjet Air chiếm khoảng 5%-10%, và một phần rất nhỏ thị phần là Jetstar Pacific nắm giữ khoảng 2%.

động nhiều. Nhìn chung trong đường bay quốc tế, thị phần tập trung chủ yếu ở hãng Vietnam Airlines. Tuy nhiên thì gần đây, hãng hàng khơng Vietjet Air có sự tăng trưởng đáng kể, mở rộng thêm các đường bay quốc tế do vậy mà thị phần cũng tăng gấp đôi từ 5% năm 2015 lên 10% năm 2017, điều đó đồng nghĩa việc thị phần của Vietnam Airlines có xu hướng giảm và giảm khoảng 5% từ 2015 đến 2017.

Hiện nay mức độ cạnh tranh, giành giật giữa các hãng trên thị trường hàng không quốc tế tại Việt Nam còn chưa rõ. Tuy nhiên trong tương lai nhóm nghiên cứu dự đốn thị phần của Vietjet Air sẽ còn tăng và là đối thủ cạnh tranh lớn của Vietnam Airlines không chỉ ở đường bay nội địa mà còn ở các đường bay quốc tế.

2.4.2. Chỉ số CR

Hãng chiếm thị phần lớn nhất trên đường bay quốc tế tại Việt Nam là Vietnam Airlines và nhóm các hãng hàng khơng quốc tế với tổng thị phần khoảng 90%, tương đối cao gần như là chiếm trọn phần thị ngành vào năm 2015. Tuy nhiên nhờ sự phát triển mạnh mẽ năm 2016- 2017 Vietjet Air tăng gấp đôi thị phần so với năm 2015 do vậy chỉ số CR2 giảm xuống từ 94% còn 88 % vào 2016 và 2017. Mặc dù vậy thì chỉ số CR2 vẫn ở mức cao, xác định nhóm hai doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo quy định của Luật Cạnh tranh.

-

Hình 9: Chỉ số CR của thị trường hàng khơng quốc tế Việt Nam từ 2015-2017 Nguồn Tính tốn dựa trên số liệu Cục Hàng không Việt Nam

2.4.3. Chỉ số HHI

Trong 3 năm 2015-2017, có thể thấy chỉ số HHI trên thị trường hnagf không ở mức rất cao, vượt xa mức xác định mức độ tập trung thị trường cao 1800. Cụ thể, năm 2015, chỉ số HHI đạt đến 4542, gấp khoảng hơn hai lần so với 1800. Chỉ số này gần như vẫn khơng thay đổi vẫn duy trì cho đến các năm 2016 2017 cho thấy đã có sự cạnh tranh, giành giật của các hãng khác trong ngành đặc biệt là hãng Vietnam Airline và nhóm các hãng hàng khơng quốc tế song vẫn chưa đáng kể.

Hình 10: Chỉ số HHI của thị trường hàng không quốc tế Việt Nam từ 2015-2017 Nguồn Tính tốn dựa trên số liệu Cục Hàng khơng Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của thị phần ngành hàng không đối với thị trường nội địa việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)