Kết luận và khuyến nghị

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của thị phần ngành hàng không đối với thị trường nội địa việt nam (Trang 33 - 38)

1. Kết luận

1.1. Về rào cản gia nhập

Qua một số phân tích nêu trên, Nhóm nghiên cứu cho rằng rào cản gia nhập ngành vận tải hàng khơng là cao và chính rào cản gia nhập này góp phần làm cho nguy cơ xảy ra các vấn đề cạnh tranh cao hơn.

Trong các rào cản gia nhập thị trường được đề cập tại chương III của báo cáo, Nhóm nghiên cứu nhận thấy rào cản lớn nhất phát sinh là từ hiệu quả quy mô kinh tế của các doanh nghiệp và chi phí gia nhập ngành quá cao là hai rào cản đáng kể nhất mà các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường phải vượt qua.

Đặc biệt, người tiêu dùng trong nước đã có sự tin tưởng và trung thành sử dụng với hai hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet Air vơ hình chung đã tạo một rào cản rất lớn đối với các đối thủ cạnh tranh mới. Vì vậy, người tiêu dùng thường có tâm lý chọn sử dụng hãng hàng không họ đã từng đi và nhận xét thấy “tốt” với nhu cầu và tiêu chí của họ thay vì chọn thử một hãng mới cạnh tranh hơn về giá, hoặc thậm chí về cả chất lượng.

Chính các rào cản nêu trên lý giải cho thực tế là các doanh nghiệp kinh doanh các hãng hàng không mới như Jetstar Pacific, Vasco Airlines…đến nay vẫn chưa tạo được vị thế đối trọng đối trọng đối với các đối thủ cạnh tranh hiện tại trên thị trường Việt Nam, mặc dù các thương hiệu này đã tương đối thành công ở thị trường khu vực và thế giới.

1.2. Về cấu trúc thị trường

Như đã phân tích, số lượng các hãng, doanh nghiệp tham gia trên thị trường hàng không trong nước là rất ít do đặc thù của thị trường ngành hàng không tồn tại những rào cản nhất định nên mức độ tập trung của thị trường ở mức tương đối thấp.

Xét mức độ chiếm lĩnh thị trường, hiện nay cục diện thị trường ngành hàng không đang chứng kiến sự có mặt của 5 hãng chính bao gồm: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airlines, Vasco Airlines. Trước mắt, theo những báo cáo nửa đầu năm 2019, thì thị trường vẫn đang là sân chơi giữa 2 đối thủ chính là Vietnam Airlines và Vietjet

số, khi chỉ mới xuất hiện nửa cuối năm 2018 thôi đã thu về 1,8% “miếng bánh thị phần” của tồn ngành. Theo nhận định, thị trường hàng khơng trong nước cơ bản đã được phân chia với hai doanh nghiệp nắm phần lớn thị phần là Vietnam Airlines và Vietjet Air. Vì thế, hãng bay mới sẽ cạnh tranh bằng cách giành thị phần hiện tại của các hãng hiện hữu chứ khó có thể tạo ra thị trường mới.

Đây cũng là đặc trưng của thị trường có cấu trúc theo kiểu cạnh tranh khơng hồn hảo (Imperfect Competition) trong đó các doanh nghiệp cạnh tranh bằng các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Quan sát biến động giá của các hãng hàng khơng vừa qua, Nhóm nghiên cứu nhân thấy mỗi hãng đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành được ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ bán như quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả…Đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay.

2. Khuyến nghị

Từ các phân tích, nhận định nêu trên, để duy trì, tạo điều kiện và thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường hàng khơng, Nhóm nghiên cứu cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp theo hướng giảm thiểu các rào cản gia nhập thị trường, giám sát các thay đổi về cấu trúc thị trường và kiểm sốt chặt chẽ các hành vi có dấu hiệu phản cạnh tranh để kịp thời can thiệp. Cụ thể, chúng tơi khuyến nghị 3 nhóm giải pháp sau đây:

2.1. Giảm thiểu rào cản gia nhập thị trường

Báo cáo đã xác định một số rào cản gia nhập thị trường có thể có tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường hàng không như rào cản về tài chính, sự cạnh tranh gay gắt, rào cản phát sinh từ các quy định pháp lý điều tiết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành hàng khơng…Để khuyến khích, tạo điều kiện các doanh nghiệp tham gia thị trường, các rào cản này cần phải được giảm thiểu.

Song song với việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành hàng khơng, cần có các giải pháp đảo bảo nguồn nhiên liệu bởi hiện nay việc mua bán nhiên liệu chỉ đáp ứng một phần nhỏ, ngoài ra máy bay là phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài và mất rất nhiều vốn để mua. Điều này có thể thực hiện được thơng qua việc nhập khẩu nguyên liệu thêm từ nước ngồi và có thêm nhiều chính sách cho vay vốn để doanh nghiệp có thể gia

nhập thị trường dễ dàng hơn, xây dựng cơ chế trung gian để doanh nghiệp và nhà cung cấp có thể có những cam kết lâu dài, đảm bảo lâu dài, đảm bảo đầu vào và đầu ra cho nhau, tránh tình trạng tăng giá hoặc găm hàng…để trục lợi.

Đối với rào cản về quy định pháp lý, có thể thấy hiện nay thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động mở hãng hàng khơng mới khá là phức tạp và nhiều thủ tục. Để tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển, có thể cân nhắc loại bỏ bớt các hình thức cấp giấy phép, giấy chứng nhận không cần thiết.

2.2. Giám sát chặt chẽ hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường

Thị trường hàng không Việt Nam mặc dù có ít sự tham gia của các doanh nghiệp nhưng cịn có rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài liên kết và hoạt động tại sân bay trong nước. Vì vậy, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp là rất khốc liệt và có thể làm tổn hại đến khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn dễ dẫn đến các hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường nhằm cản trở cạnh tranh.

Trong phần phân tích, nhận diện các dấu hiệu về các hành vi vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh, Nhóm nghiên cứu đã đánh giá, nhận diện một số nguy cơ xảy ra các hành vi phản cạnh tranh như hành vi cố tình giảm giá để chèn ép các doanh nghiệp khác nhằm duy trì sức mạnh thị trường, các hành vi liên kết, thỏa thuận, các hoạt động thơn tính, sát nhập giữa các doanh nghiệp lớn cũng như các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác. Với cấu trúc thị trường hiện nay, đặc biệt khi có nhiều hãng mới chuẩn bị gia nhập thì việc giám sát chặt chẽ hành vi của các doanh nghiệp tham gia trên thị trường hàng không là thực sự cần thiết để kịp thời có biện pháp can thiệp.

2.3. Tuyên truyền pháp luật cạnh tranh

Với nhận định một trong những mục tiêu quan trọng của pháp luật là ngăn chặn vì vậy kể từ khi Luật cạnh tranh được ban hành và có hiệu lực, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền phổ biến để giới thiệu các quy định của Luật cho các doanh nghiệp, hiệp hội, các cơ quan Nhà nước. Đến nay, có thể nói hoạt động tuyên truyền của Cục Quản lý cạnh tranh đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng về Luật Cạnh tranh.

Các hoạt đồng tuyên truyền chung, trong thời gian qua Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã tập trung vào nhóm ngành hàng khơng rất nhiều. Nhóm cho rằng hoạt động này là rất đúng đắn và kịp thời vì bối cảnh thị trường hàng khơng có mức độ cạnh tranh cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh. Nhóm nghiên cứu cho rằng công tác tuyên truyền pháp luật cạnh tranh tập trung vào ngành hàng không là quan trọng và cấp thiết, để giúp các doanh nghiệp định hình được chiến lược kinh doanh phù hợp, đồng thời cũng giúp người tiêu dùng hiểu, nhận diện các hành vi phản cạnh tranh, sử dụng công cụ Luật Cạnh tranh như một cơng cụ để bảo vệ quyền và lợi chính đáng của mình trước hành vi vi phạm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.iata.org/pressroom/facts_figures/fact_sheets/Documents/fact-sheet- economic-and-social-benefits-of-air-transport.pdf

https://bnews.vn/thi-truong-hang-khong-viet-nam-bai-2-nhung-thach-thuc-can-giai- quyet/115350.html

FPTS Aviation industry report written by Ngo Truc Quynh

https://tracystravelsintime.com/2018/11/25/advantages-of-train-travel/

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của thị phần ngành hàng không đối với thị trường nội địa việt nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)