Hình 2 .12 Lượng khách du lịch đến Hàn Quốc trong năm 2015
Hình 2.14 Tổng số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới
Đơn vị Người
Nguồn: ourworldindata 2.4.1.2. Diễn biến tại Việt Nam
Ngày 23/1, Bộ Y tế Việt Nam xác nhận 2 trường hợp đầu tiên nhiễm virus tại TPHCM là 2 cha con người Trung Quốc đến từ Vũ Xương (Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc), nơi bùng phát dịch lúc bấy giờ. Hai bệnh nhân sau khi nhập viện ngay lập tức được đưa vào khu vực cách ly tuyệt đối hai lớp và chăm sóc theo đúng quy trình phác đồ điều trị của bộ Y tế (#1; #2).
Chính vì vậy, cùng ngày, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra công điện khẩn yêu cầu bộ Y Tế và các bộ, ban ngành liên quan khác khẩn trương phối hợp thực hiện công tác phịng, chống dịch. Ngay sau đó, nước ta đã bắt đầu triển khai các biện pháp tương ứng với cấp độ dịch lây lan diện rộng, mức cao nhất trong kịch bản phòng, chống dịch. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc làm việc với Bộ Y tế về cơng tác phịng, chống dịch viêm hô hấp cấp do nCoV, nhấn mạnh: Tinh thần chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là tập trung ở mức cao nhất để phát hiện kịp thời, sớm nhất có thể các trường hợp nghi ngờ lây nhiễm nCoV, khoanh vùng, cách ly tuyệt đối, theo dõi, chăm sóc thật tốt và xét nghiệm, nhất định không để dịch lây lan rộng trong cộng đồng Việt Nam. Phó thủ tướng cũng lưu ý khơng chỉ chú ý quản lý người đến từ vùng dịch vào Việt Nam mà bỏ quên việc theo dõi, quản lý sức khỏe của tất cả đối tượng khách du lịch đã từng đến vùng dịch hoặc tiếp xúc với người ở vùng dịch. Thời gian theo dõi trong khoảng thời gian ủ bệnh 14 ngày, để khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ thì cách ly, điều trị, xét nghiệm kịp thời.
Trong các ngày tiếp theo, Việt Nam phát hiện thêm 3 trường hợp là công dân Việt Nam dương tính với virus Corona, đều trở về từ Vũ Hán, trong đó, 2 người ở Hà Nội, 1 người ở Thanh Hóa (#3; #4; #5). Ngay lập tức, 3 ca được cách ly và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa và BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Bên cạnh đó, có 97 ca nghi ngờ nhiễm virus nCoV với các dấu hiệu sốt, ho, đến từ vùng dịch. Trong đó, 65 trường hợp đã xét nghiệm âm tính với nCoV, 32 trường hợp tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng.
Tại Việt Nam, các ca nhiễm tiếp tục được phát hiện thêm và cách ly, chữa trị, cụ thể:
• Ngày 01/02, 1 phụ nữ là lễ tân khách sạn ở Khánh Hịa có tiếp xúc với 2 cha con
Trung Quốc ở trên (#6).
• Ngày 02/02, 1 nam giới 73 tuổi quốc tịch Mỹ quá cảnh tại sân bay của Vũ Hán
• Ngày 03/02, 1 nữ cơng dân Việt Nam, quê ở Vĩnh Phúc, trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (cùng đoàn với 3 người đã được xác định dương tính với nCoV trước đó) (#8).
• Ngày 04/02, 1 bệnh nhân nam, 30 tuổi (#9) cùng chuyến bay với 4 người trên và
1 nữ công nhân (#10) là thành viên của đồn cơng nhân 8 người đi tập huấn ở Vũ Hán, Trung Quốc trong 2 tháng, cả 2 đều ở Vĩnh Phúc.
• Ngày 06/02, mẹ và em gái của trường hợp 5 cũng được xác nhận bị nhiễm (#11;
#12).
• Ngày 07/02, 1 công nhân 29 tuổi, là thành viên của cùng một đội ngũ đào tạo với
5 trường hợp được xác nhận trước đây (#13).
Ngày 10/02, ba trường hợp nhiễm bệnh #4, #5 và #9 tại Việt Nam được tuyên bố đã phục hồi.
Ngày 11/02: Tại Việt Nam, thêm một trường hợp nữa được phát hiện là cháu trai 3 tháng tuổi của trường hợp #10 (#15).
Ngày 13/02, cha của trường hợp #5 đã được xác định dương tính với virus (#16). Từ 11/02 đến 05/03, Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm nào mới đồng thời chữa khỏi cho 16 bệnh nhân.
Đêm 6/3, Bộ Y tế thông tin về ca bệnh thứ 17, 26 tuổi, làm quản lý khách sạn, thường trú tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Bệnh nhân này nhập cảnh mà không khai báo y tế. Ngay sau đó, các cơ quan chức năng đã họp khẩn và thực hiện các biện pháp cách ly, đối phó với sự lây lan của virus.
Trong những ngày tiếp theo, Việt Nam ghi nhận thêm nhiều ca mắc tồn quốc. Cụ thể hơn, tính đến ngày 26/3, nước ta có 153 ca nhiễm Covid-19. Tổng số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly là 1.643, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 44.955 (trong đó cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 26.135), tổng số mẫu đã xét nghiệm cộng dồn là 30.548. Trong đó, tổng số ca
bình phục là 17: 16 người mắc Covid-19 tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2 đã được
chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1) và 1 bệnh nhân mắc Covid-19 tính từ ngày 6/3 đến 20/3 được chữa khỏi (giai đoạn 2). Cho đến nay, Việt Nam đang thực hiện rất tốt
các biện pháp khoanh vùng, cách ly tuyệt đối, theo dõi, chăm sóc và xét nghiệm, tránh dịch lây lan rộng trong cộng đồng.
2.4.2 Tác động đến nền kinh tế
2.4.2.1 Tác động đến nền kinh tế thế giới
Đầu năm 2020, mọi người đều cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ trở nên tốt hơn. Tốc độ tăng trưởng chậm lại một chút trong năm 2019: giảm từ 2,9% xuống còn 2,3% ở Mỹ và từ 3,6% lùi về 2,9% trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng điều này không chứng minh được nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái. Trong tháng 1/2020, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự kiến tốc độ tăng trưởng của toàn cầu sẽ phục hồi trong năm 2020.
Song, dịch Covid-19 đã thay đổi tất cả.
Những dự đoán ban đầu về tác động của Covid-19 được mô phỏng từ dịch SARS. Năm 2003, dịch SARS, một bệnh dịch tương tự Covid-19, cũng bùng phát ở Trung Quốc và lan khắp toàn cầu. Tăng trưởng GDP của các quốc gia bị một cú sốc nhưng phục hồi nhanh chóng sau đó. Nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên và doanh số của các công ty được cải thiện. Tuy nhiên, qua thực tế, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy dịch Covid-19 có khả năng gây thiệt hại cao hơn và lâu dài hơn rất nhiều so với SARS. Covid- 19 không những gây ra nhiều cái chết hơn SARS mà cịn lây lan nhanh và khó phát hiện hơn. Bởi vì Covid-19 bùng nổ khiến các hoạt động kinh tế bị đình trệ do các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại. Đây chính là cơ sở để giới chuyên gia đưa ra dự đoán về một sự sụt giảm mạnh của chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay (mức tăng trưởng của năm ngoái là 6,1%). Trong cuộc họp gần đây của các bộ trưởng tài chính trong nhóm G20, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2020 xuống còn 5,6% - mức thấp nhất kể từ năm 1990. Điều này, có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế tồn cầu đáng kể bởi vì kinh tế thế giới đang ảnh hưởng khá nhiều vào Trung Quốc. Trong năm 2003, Trung Quốc chỉ chiếm 4% GDP tồn cầu, hiện tại thì con số đó đã lên mức 17%.
Dịch bệnh đến thời điểm này vẫn còn diễn biến khá phức tạp mặc dù các quốc gia đang cố gắng nỗ lực ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả mà đại dịch này đã, đang và sẽ gây ra nhưng cũng không thể phủ nhận được những thiệt hại mà dịch bệnh Covid- 19 tác động đối với nền kinh tế toàn cầu đầu. Phần lớn các ngành kinh tế đều bị ảnh
hưởng bởi dịch cúm này dù ít hay nhiều nhưng những ngành bị ảnh hưởng tương đối mạnh phải kể đến là: du lịch, dịch vụ, hàng khơng, thị trường chứng khốn, xuất nhập khẩu hàng hóa,…Đây là những ngành đón đầu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và những tác động của nó đối với tăng trưởng tồn ngành là khơng hề nhỏ.
Tác động đến thị trường chứng khoán
Dịch Covid-19 hiện đang làm tê liệt phần lớn của nền kinh tế thế giới, trong đó có Trung Quốc - quốc gia chiếm 20% GDP tồn cầu, có nước Italy- một thành viên của nhóm G7, nhóm các nước cơng nghiệp hàng đầu thế giới. Chưa kể các nước trong khu vực châu Âu cũng có thể sẽ bị giống như Italy. Dịch Covid-19 cũng là một cú sốc lớn đến thị trường chứng khốn của tồn cầu.
Tại Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới, kể từ khi dịch Covid-19 lây lan, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ đã rơi tự do. Đối với chỉ số S&P 500 (một chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thơng của 500 cơng ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ). Đây là đợt lao dốc nhanh nhất từ mức cao kỷ lục xuống “bear market” kể từ Thế chiến II. Đại dịch Covid-19 và cơn bán tháo cổ phiếu đang gây ra lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế.