Cổ phiếu S&P 500 trong cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2020

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các đại dịch trong lịch sử thế giới hiện đại, tác động của nó tới nền kinh tế và bài học cho việt nam (Trang 56 - 59)

Hình 2 .12 Lượng khách du lịch đến Hàn Quốc trong năm 2015

Hình 2.15 Cổ phiếu S&P 500 trong cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2020

Đơn vị %

Nguồn: Refinitiv

Chỉ số cổ phiếu S&P 500 đã giảm 9,5% chỉ trong ngày 12/3/2020, kể từ giữa tháng 2, chỉ số này giảm gần 27%. Đây là mức thấp kỷ lục kể từ năm 1987 và thậm chí

cịn thấp hơn trong cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008. Tính từ mức đỉnh ngày 19/2/2020, chỉ số S&P 500 đã mất tới 2.138 tỷ USD. Phố Wall rớt giá chóng vánh tới mức việc giao dịch lần thứ hai phải tạm dừng 15 phút chỉ trong một tuần. Ngày 15/3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm mức lãi suất tiêu chuẩn xuống gần bằng 0, động thái chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Bên cạnh đó, FED cũng tuyên bố kế hoạch sẽ mua 700 tỷ USD trái phiếu Chính phủ. Thị trường chứng khốn Mỹ chao đảo khi dịch Covid-19 gây sức ép lớn lên các tập đoàn toàn cầu. Hàng loạt đại gia Mỹ như Apple, Nike, United Airlines hay Mastercard đều dự báo doanh thu sụt giảm vì tác động của dịch.

Giá cổ phiếu của các công ty sản xuất chip - vốn phụ thuộc vào doanh thu từ thị trường Trung Quốc - sụt giảm thảm hại do các nhà đầu tư quan ngại về tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng.Thị trường chứng khoán Mỹ nhiều khả năng sẽ tiếp tục đối mặt với sóng gió khi mới đây, Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo dịch Covid-19 có thể sẽ lan rộng tại Mỹ và người dân Mỹ cần chuẩn bị tinh thần để đối phó với tình trạng "mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ".

Tại Trung Quốc đại lục, giá cổ phiếu tại Thượng Hải và Thâm Quyến cũng bị sụt giảm từ 1,6 - 2%. Theo thơng tin từ Trung tâm Tài chính Liên ngân hàng quốc gia Trung Quốc tổng cộng 26 ngân hàng đã bắt đầu phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể thương lượng (NCD) vào ngày 20/2 để huy động tổng cộng khoảng 17 tỷ NDT (2,43 tỷ USD) nhằm hỗ trợ cho các cơng ty tham gia phịng chống và kiểm sốt dịch bệnh. Những NCD như vậy có lãi suất thấp hơn các NCD thơng thường, do vậy có thể giúp giảm chi phí tài chính cho các cơng ty này. Trung Quốc đã khuyến khích phát hành trái phiếu cùng các khoản cho vay để giúp thu hút thêm nhiều nguồn tài chính hơn cho các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Trước đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã đảm bảo sẽ tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế để giảm thiểu tác động từ dịch Covid-19. PBoC cho biết ngân hàng này có thể tăng cường điều chỉnh chính sách nghịch chu kỳ, duy trì mức thanh khoản hợp lý và dồi dào, tạo ra một mơi trường tiền tệ và tài chính hợp lý cho nền kinh tế.

Tại châu Âu, Chỉ số Stoxx Europe 600 cũng giảm hơn 6% trong ngày thứ 6 liên tiếp, theo Bloomberg hơm 12-3. Ngun nhân chủ yếu vì chứng khốn trong lĩnh vực du lịch và giải trí đã giảm 9,9% và chạm đáy trong vòng 6 năm qua. Cổ phiếu của các hãng hàng khơng Air France KLM, Lufthansa và Tập đồn IAG, chủ sở hữu British Airways, đều giảm từ 11,4% đến 13,5%. Ở Vương quốc Anh, Ngân hàng Anh đã cắt giảm lãi suất xuống gần bằng 0 vào ngày 19/3/2020 và bắt đầu lại việc mua tài sản của mình.

Tác động tới du lịch

Du lịch là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới với doanh thu đạt 5,7 nghìn tỷ USD. Nó tạo ra 319 triệu việc làm – tức là cứ 1 trong 10 người trên thế giới làm việc trong lĩnh vực này. Nhưng, cũng không lĩnh vực nào lại chịu rủi ro lớn vì dịch Covid-19 như du lịch.

Tuy nhiên, sự bùng nổ ngành du lịch đã dừng lại từ đầu tháng 1 năm nay, khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc. Để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của virus SARS-CoV-2, hàng triệu người dân nước này đã hủy chuyến du xuân đầu năm, hạn chế di chuyển và tụ tập chỗ đông người. Hiệu ứng này cũng đã lan rộng trên toàn cầu khi các hội chợ và hội nghị quốc tế từ Hồng Kông đến Italy và phần lớn các nước trên thế giới đang được gác lại, các khách sạn cũng trở nên vắng lặng hơn bao giờ hết. Ngành du lịch toàn cầu càng ảm đạm hơn ngay sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố Covid- 19 là đại dịch toàn cầu, tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố ngừng toàn bộ các chuyến đi giữa châu Âu và Mỹ trong vòng 30 ngày. Tại châu Âu, Ý và Tây Ban Nha đã lần lượt cơng bố lệnh phong toả hầu như tồn quốc. Ở Đông Nam Á, 12 triệu dân ở thủ đô Manila của Philippines cũng gần như bị phong tỏa vì hạn chế đi lại trong vịng một tháng, trường học bị đóng cửa, các sự kiện lớn cũng bị cấm tổ chức. Để hạn chế sự lây lan của đại dịch vào từ nước ngồi, chính phủ Singapore cũng cơng bố lệnh cách ly hành khách nhập cảnh. Tại Việt Nam, nhiều tỉnh thành lớn có ca nhiễm bệnh như Hà Nội, TPHCM, Huế và Đà Nẵng đã và đang lên phương án tạm ngưng hoạt động các quán bar, vũ trường, karaoke, khu tham quan du lịch…

Theo Adam Sacks tại tập đoàn Oxford Economics, nếu đo lường toàn bộ tác động của ngành du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nó sẽ lớn hơn bất kỳ ngành nào khác trên

thế giới. Bởi đây là một ngành công nghiệp đa dạng, phong phú và khá nhạy cảm trong đó bao gồm cả hoạt động của các hãng hàng không, khách sạn, nhà hàng,...

Cho đến hôm nay, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) ước tính lượng khách du lịch quốc tế có thể giảm từ 1% đến 3% vào năm 2020 trên toàn cầu, giảm từ mức tăng trưởng 3% xuống 4% ước tính vào đầu tháng 1. Điều này sẽ chuyển thành khoản lỗ ước tính từ 30 đến 50 tỷ USD vào chi tiêu của khách quốc tế tại các điểm đến (biên lai du lịch quốc tế). Có thể thấy mức tăng trưởng của ngành kinh tế du lịch sụt giảm đáng kể kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, điều này khiến chúng ta có thể tưởng tượng được bức tranh tăng trưởng ảm đạm của ngành du lịch nói riêng và tồn ngành kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các đại dịch trong lịch sử thế giới hiện đại, tác động của nó tới nền kinh tế và bài học cho việt nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)