Hình 2 .12 Lượng khách du lịch đến Hàn Quốc trong năm 2015
Hình 2.17 Lượng khách du lịch quốc tế
Đơn vị Người
Nguồn:UNWTO
Những nghiên cứu và dự báo của Tổ chức du lịch Thế giới hồn tồn có tính thực tiễn bởi vì nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đã giảm đáng kể do dịch Covid-19 và có thể khiến doanh thu của các hãng hàng không giảm tổng cộng 29 tỷ USD trong năm nay. Trong khi đó, tỷ lệ đặt phịng khách sạn cũng đã giảm 11% kể từ khi dịch bệnh bùng phát và khiến ngành du lịch thế giới thiệt hại ít nhất 3 tỷ USD. Nhiều cơng ty dịch vụ hàng hải toàn cầu đã ngừng khai thác dịch vụ đến và đi từ Trung Quốc cho đến tháng 5 tới, trong đó có Norwegian Cruise Line, Holland America Line, Regent Seven Seas Cruises, Oceania Cruises và Cunard. Đáng chú ý, tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đã lan rộng tới ngành “cơng nghiệp khơng khói” ở nhiều quốc gia châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Campuchia, Ấn Độ, Australia, New Zealand… Lượng khách ghé thăm các khu du lịch, khách sạn và cửa hàng cũng giảm mạnh do lo ngại dịch bệnh lây lan. Mà theo thống kê trước khi dịch Covid-19 bùng phát, ước tính có khoảng 200 triệu khách Trung Quốc du lịch nước ngoài hằng năm, đồng thời du khách Trung Quốc cũng là đối tượng chi tiêu du lịch hàng đầu thế giới với khoảng 277 tỷ USD/năm. Do đó những thiệt hại đối với ngành du lịch là không tránh khỏi thậm chí cịn có ảnh hưởng lâu dài và cần nhiều thời gian khắc phục.
Trong báo cáo nghiên cứu ra mắt ngày 10.3 vừa qua, Hiệp hội Cơng tác Du lịch tồn cầu ước tính doanh thu ngành du lịch thu được từ các chuyến công tác của doanh nghiệp sẽ bị thổi bay 820,7 tỷ USD, tương đương 54% doanh thu kỳ vọng năm 2020. Cơ quan này ghi nhận 95% các chuyến công tác tới Trung Quốc, 77% chuyến công tác đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương và 51% chuyến bay của doanh nghiệp tới châu Âu đã bị huỷ bỏ. Có thể thấy khu vực Châu Á và Âu Mỹ là những khu vực chịu nhiều tác động đối với ngành du lịch.
• Châu Á - Thái Bình Dương
Là lục địa có số ca nhiễm và tử vong vì nCov cao trên thế giới, châu Á vì thế chịu thiệt hại nặng nhất. Dự đoán dựa trên nhiều viễn cảnh, những chuyên gia kinh tế của ngân hàng Hà Lan ING tin rằng ngành du lịch châu Á sẽ thiệt hại từ 105 - 115 tỷ USD trong năm nay. Ngoài Trung Quốc, những nước chịu tác động nặng nề nhất gồm Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
Những năm gần đây, khơng có quốc gia nào quan trọng với ngành du lịch châu Á hơn Trung Quốc - thị trường có hơn 170 triệu lượt khách đi du lịch nước ngoài vào 2019. Con số này nhiều gấp ba lần so với 10 năm trước, theo Viện nghiên cứu du lịch nước ngồi Trung Quốc (COTRI). Do đó, khi Bắc Kinh ban lệnh cấm đưa khách du lịch theo đoàn xuất cảnh để tránh lây lan virus, như thể những người chi tiêu nhiều nhất thế giới khi du lịch nước ngồi đột nhiên đóng ví tiền lại.
Hiện Nhật Bản cũng đóng cửa hàng loạt điểm tham quan mua sắm như Tokyo Skytree, Tokyo Disneyland, DisneySea và các bảo tàng; hủy bỏ những lễ hội hoa anh đào lớn tại Tokyo và Osaka.
Ngay cả tại Australia, những ông lớn trong ngành du lịch đã cảnh báo hàng loạt khách sạn có thể phải đóng cửa nếu lệnh hạn chế nhập cảnh còn kéo dài. Bởi những khách sạn tại Cairns hay Bờ Biển Vàng - nơi đón lượng lớn khách Trung, Hàn, Nhật, đang quảng cáo phòng rẻ bằng một nửa giá niêm yết thông thường.
Cuộc suy thoái sẽ ảnh hưởng đặc biệt đến các thị trường mới nổi của Đông Nam Á, nơi du lịch giúp thúc đẩy kinh tế suốt một thập kỷ qua. Du lịch là một ngành dịch vụ quan trọng của nhiều nước Đơng Nam Á - khu vực đón khoảng 30 triệu khách Trung Quốc
vào năm 2019, chiếm tỷ trọng 20% trong tổng số khách quốc tế. Con số ấy lớn gấp 7 lần so với cùng kỳ 10 năm trước đó (4,1 triệu).
Một số quốc gia phụ thuộc nhiều hơn vào khách du lịch Trung Quốc, ví dụ như Thái Lan (tỷ trọng 28%) và Việt Nam (tỷ trọng 32%), chủ yếu do khoảng cách địa lý gần và chi phí đi lại thấp. Những số liệu thống kê mới nhất đang cho thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của tình hình hiện tại với ngành du lịch nhiều quốc gia Đơng Nam Á. Tỉ lệ khách nước ngồi vào Thái Lan giảm 44% vào tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Con số của Việt Nam là 22%. Đây đều là những mức giảm mạnh so với mức độ tăng trưởng nhanh vào tháng 1.