II. Vụ kiện chống bán phá giá mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam tại thị trường Mĩ
4. Lập luận của hai bên
Lập luận của bên nguyên đơn: Mĩ
- Về phía Hoa Kỳ, các doanh nghiệp thuỷ hải sản cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã bán phá giá tôm tại thị trường Hoa Kỳ tức là bán với mức giá thấp hơn mức giá “chuẩn” tại thị trường này, gây ảnh hưởng và có thiệt hại về kinh tế về việc cung ứng mặt hàng này của họ tại thị trường nội địa.
- Qua quá trình xem xét và đánh giá của Bộ thương mại Hoa Kỳ thì các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu các sản phẩm thuỷ hải sản có dấu hiệu bán phá giá, và có sự trợ giá từ phía chính phủ Việt Nam khiến các mặt hàng này có khả năng cạnh tranh về giá tại thị trường Hoa Kỳ. (Bên cạnh đó phía Hoa Kỳ chưa cơng nhận Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường).
Lập luận của bên Bị Đơn: Việt Nam
Phía Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tơm khẳng định khơng có chuyện họ bán phá giá sản phẩm tôm đông lạnh sang thị trường Hoa Kỳ cũng như các thị trường khác.
- Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam xuất phát từ điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ sinh thái phong phú dồi dào nguồn thức ăn, mơi trường thích hợp và đội ngũ nhân cơng với chi phí thấp, đơng đảo cần cù đủ năng lực ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào các công đoạn nuôi và chế biến tôm để tăng năng suất và giảm giá thành.
- Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam khẳng định không hề nhận bất cứ sự tài trợ nào của chính phủ Việt Nam; hoạt động kinh doanh theo Luật Doanh Nghiệp Việt Nam và theo thông lệ của luật pháp quốc tế, tự chịu rủi ro và đóng thuế đầy đủ theo quy định của chính phủ, khơng khác gì các doanh nghiệp đồng nghiệp ở các nước khác và ở Hoa Kỳ.
- Ở mặt nào đó doanh nghiệp Việt nam cịn chịu thiệt thịi hơn, gặp khó khăn nhiều hơn do Việt Nam là quốc gia đang phát triển, cơ sở hạ tầng, dịch vụ cung ứng chưa đầy đủ như các nước phát triển.
- Sự phát triển của Hiệp hội VASEP cung cấp thông tin về xúc tiến thương mại, kênh đối thoại trực tiếp của các doanh nghiệp thủy sản
- Việt Nam mong muốn có được cách tính thuế hợp lý và đúng thực tế. Nếu đạt được đồng thuận, phía người tiêu dùng Mỹ có cơ hội thưởng thức tơm của Việt Nam nhiều hơn. Ngược lại, doanh nghiệp xuất khẩu tơm của Việt Nam cũng có cơ hội cạnh tranh một cách bình đẳng hơn với các doanh nghiệp khác tại thị trường này. Việc Việt Nam đưa vụ kiện tôm ra WTO được thực hiện thận trọng, đúng nguyên tắc, bảo đảm quyền của một thành viên WTO.