Đối với doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ đối với mặt hàng thủy sản của việt nam (Trang 36 - 37)

Trước hết, các doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động trang bị các biện pháp phịng vệ. Đối với cơng cụ chống bán phá giá, nhìn chung doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thực sự có ý thức phối hợp cùng các cơ quan điều tra để cung cấp số liệu, thơng tin giúp q trình điều tra chuẩn xác và thuận lợi. Vì vậy, một trong những kinh nghiệm rút ra đó là trong thời gian tới, với các vụ tranh chấp thương mại thì các doanh nghiệp cần chủ động trong việc chuẩn bị hồ sơ, thông tin và hợp tác với các cơ quan điều tra, như vậy sẽ có lợi cho các doanh nghiệp và thuận lợi cho cơ quan điều tra.

Thứ hai, các doanh nghiệp cần nắm rõ hệ thống luật pháp quốc tế. Nắm bắt và tuân thủ đúng các hiệp định, quy định, chứng chỉ quốc tế sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tránh được những thiệt hại, bất lợi, tận dụng được những ưu thế của mình trong cạnh tranh. Tuy nhiên, thực tế từ các vụ kiện gần đây cũng cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang rất yếu trong việc xây dựng một hệ thống chứng từ, sổ sách đúng với quy chuẩn quốc tế. Một khi đã tham gia vào sân chơi thương mại toàn cầu, điều này trở nên vơ cùng quan trọng, bởi chỉ có một hệ thống chứng từ sổ sách đầy đủ, hợp quy mới là bằng chứng thực tiễn nhất giúp các doanh nghiệp chứng minh mình khơng bán phá giá

Một bài học khác tưởng như đã cũ nhưng chưa bao giờ lỗi thời đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đó là phải đa dạng hóa thị trường. Thường doanh nghiệp một khi đã tìm được thị trường xuất khẩu phù hợp sẽ chỉ tập trung vào thị trường đó mà quên mất rằng bất cứ rủi ro nào xảy ra, doanh nghiệp sẽ lao đao do đầu ra của sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào một đối tác.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tận dụng sức mạnh Hiệp hội. Phải thừa nhận rằng, cái "được" từ những vụ kiện tơm, cá basa, cá tra chính là ngành thủy sản đã xây dựng được một hiệp hội ngành hàng vững mạnh nhất tại Việt Nam. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, muốn đẩy mạnh xuất khẩu phải chủ động củng cố vai trò của hiệp hội để sẵn sàng và chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh. Hiệp hội sẽ là tổ chức pháp nhân đứng ra quy định các hành vi thị trường của thành viên, bảo vệ và nói lên tiếng nói của doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra. Thơng qua hiệp hội, các doanh nghiệp có thể phối hợp định giá nhằm tối đa lợi nhuận đồng thời ngăn ngừa các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh trong nội bộ thành viên có thể dẫn đến nguy cơ toàn ngành bị kiện. Ngoài ra, hiệp hội cũng là tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp về mặt chuyên môn, kỹ năng, là nơi

chia sẻ thông tin giữa các DN, phát triển cơ chế cảnh báo sớm và thiết lập cơ chế khuyến khích các DN kháng kiện để cùng hưởng lợi.

Trên thực tế, ở nhiều nước, việc đi kiện là q trình “vừa học vừa làm”, trong đó các ngành sản xuất và doanh nghiệp học hỏi, rút kinh nghiệm dần dần trong quá trình kiện nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích hợp pháp của mình trước hàng hóa nước ngồi nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ đối với mặt hàng thủy sản của việt nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)