Kết quả cuối cùng của vụ kiện:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ đối với mặt hàng thủy sản của việt nam (Trang 33 - 36)

III. Vụ kiện chống bán phá giá mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam tại thị trường Mĩ

4. Kết quả cuối cùng của vụ kiện:

- Sau khi tìm hiểu kĩ và xác minh đúng sự thật của các tài liệu mà Việt Nam cung cấp thì Mĩ cũng đã xem xét lại quyết định của mình và đã xóa bỏ hoặc giảm thuế phá giá cho các doanh nghiệp Việt Nam.

- 25/06/2003, VASEP phát hành sách trắng khẳng định Việt Nam không bán phá giá và cho rằng quyết định của USDOC khơng cơng bằng và mang tính bảo hộ.

Tên cơng ty Mức cũ Mức mới

Agifish 44,76% 47,05%

Cataco 45,55% 45,81%

Vinh Hoan 36,84% 36,84%

Navico 52,90% 53,68%

Các cty khác có tham gia vụ kiện

44,66% 45,55%

Các cty không tham gia vụ kiện

63,88% 63,88%

- Trong tháng 08/2008, Mĩ tiếp tục xóa bỏ thuế chống bán phá giá đối với 3 công ty Việt Nam. Cụ thể: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Bộ Thương mại Mĩ (DOC) đã quyết định xóa mức thuế chống phá giá cho 3 công ty ESS, QVD Food Co và Anvifish.

5. Tác động

- Khi Bộ Thương mại Mĩ (DOC) áp đặt thuế chống bán phá giá cho các doanh nghiệp Việt Nam thì ai cũng nghĩ cá tra và cá ba sa của Việt Nam sẽ “chết”, nhưng trong tình hình đó những quyết định của DOC chỉ làm thay đổi cơ cấu thị trường, về cơ bản vẫn không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực tế, ảnh hưởng lớn nhất là vào trước thời điểm có quyết định cuối cùng của DOC. Bởi lúc đó khơng xác định được chính xác mức thuế là bao nhiêu, nơng dân thì khơng biết có nên tiếp tục ni nữa hay khơng cịn bên doanh nghiệp thì khó xác định mua được giá thích hợp. Do đó, đã xảy ra tình trạng bán đổ, bán tháo đẩy giá cá xuống rất thấp mặc dù VASEP đã thơng báo là tình hình khơng đáng lo ngại đến thế.

- Tuy nhiên, trong vịng khơng q 3 tháng tình hình đã trở nên ổn định hơn trước. Đến tháng 9 giá cả dần dần trở nên ổn định hơn và đến tháng 12 tình hình xuất khẩu cá tra và ba sa trở nên ổn định.

- Theo diễn biến mới nhất, trong đợt rà soát lần thứ 14 giai đoạn từ ngày 1.8.2016 đến 31.7.2017, mức thuế cuối cùng này tăng cao hơn nhiều so với kết quả sơ bộ đã được công bố hồi tháng 9.2018.

Cụ thể đối với Hung Vuong Group mức thuế phải chịu là 3,87 USD/kg (so với mức 0 USD/kg của kết quả sơ bộ). NTSF Seafood vẫn giữ mức 1,37 USD/kg so với mức thuế sơ bộ đã công bố trước. Các doanh nghiệp khác khác là: C.P Vietnam; CL-FISH; Green Farms Seafood và Vinh Quang Corp áp mức thuế 1,37 USD, tăng 0,96 cent so với mức thuế sơ bộ.

Mức thuế suất toàn quốc vẫn áp dụng mức 2,39 USD/kg. Mức thuế này bằng với kết quả sơ bộ đưa ra hồi tháng 9.2018.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Trong hai tháng 2 và 3.2019, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ giảm lần lượt 22,8% và 44,4%. Do đột ngột giảm mạnh nên Mỹ từ vị trí nhà nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam đã tụt xuống vị trí thứ 3 sau Trung Quốc và EU. Trong quý đầu tiên của năm nay Mỹ chỉ nhập gần 72 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2018. Với mức thuế vừa công bố thị trường này sẽ có nhiều diễn biến mới, xu hướng có thể sẽ tiếp tục giảm.

CHƯƠNG IV. BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC MỸ ÁP THUẾ CHỐNG PHÁ GIÁ VÀO MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ đối với mặt hàng thủy sản của việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)