Chương 3 : Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận về hiệu quả của ngành may mặc
Sử dụng 2 chỉ số là HHI và CRm để tính tốn, ta thấy ngành dệt may có mức độ tập trung ngành thấp khi mà chỉ số HHI năm 2010 bằng 849.23 và CR4 có kết quả là 25.13%. Từ đó cho thấy rào cản ra nhập là rất thấp. Vì vậy, các hãng muốn gia nhập thị trường dệt may sẽ gặp ít thách thức hơn để gia nhập, từ đó giúp tăng tính cạnh tranh của ngành, các hãng phải lấy chất lượng để cạnh tranh.
Với tiềm năng về nguồn nhân lực, ngành dệt may Việt Nam hứa hẹn sẽ còn tăng trưởng nhiều hơn nữa. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang ngày càng hội nhập sâu và rộng như hiện nay cùng với tiềm năng hứa hẹn từ các FTA mà Việt Nam đã tham gia sẽ hứa hẹn mang lại nhiều lợi thế cho cả nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế to lớn đó, Việt Nam cũng gặp khơng ít những thách thức từ hàng rào chất lượng sản phầm và kỹ thuật mềm về trách nhiệm xã hội với mơi trường, sức khoẻ cộng đồng. Vì vậy, để có thể vượt qua các thách thức và tận dụng mọi cơ hội từ thị trường, mỗi một doanh nghiệp trong ngành dệt may đều cần phải sẵn sàng đổi mới mình, sẵn sàng đầu tư vì lợi ích trong dài hạn. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tập trung hơn nữa trong việc đưa ra các chính sách về thuế, đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực,…cho ngành dệt may để nó ln là một trong những ngành sản xuất trọng điểm, mang lại nhiều lợi ích cho đất nước.