Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hướng đến sự phát triển bền vững của dệt

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) báo cáo về nghành dệt may ở việt nam (Trang 26 - 29)

Chương 3 : Kết luận và khuyến nghị

2. Khuyến nghị và giải pháp

2.1. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hướng đến sự phát triển bền vững của dệt

triển bền vững của dệt may Việt Nam

 Với cán bộ quản lý: cần đào tạo cho họ một hệ thống kiến thức đầy đủ, bài bản về nền kinh tế thị trường, kiến thức về quản lý và các kỹ năng quản lý, kinh doanh. Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý về quan điểm tư tưởng kinh doanh trong giai đoạn mới. Nhà quản lý biết cách tiếp cận và sử lý thơng tin, để kinh doanh có hiệu quả, biết cách đánh giá thị trường và lĩnh

vực doanh nghiệp đang kinh doanh, có kiến thức tồn diện về tâm lý-xã hội để làm việc tốt với con người.

 Đối với đội ngũ cán bộ chun mơn cần có đội ngũ thiết kế mẫu và thời trang chuyên nghiệp, có khả năng gắn kết thời trang với sản xuất, đạt trình độ quốc tế.

 Đối với cơng nhân lao động cần đào tạo cho người cơng nhân có tay nghề vững vàng, nắm vững khoa học- cơng nghệ tiên tiến.

 Với yêu cầu như vậy cần có quan điểm: Đào tạo giữ vị trí ảnh hưởng quan

trọng đến chất lượng nguồn nhân lực; Đào tạo nguồn nhân lực của ngành dệt may cần gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, của ngành, gắn với tiến bộ của khoa học - công nghệ; Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may là cơng việc chung của chính quyền, của các cơ sở đào tạo, của doanh nghiệp và của chính bản thân người lao động.

Để hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành dệt may hướng đến sự phát triển bền vững của ngành cần:

Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực phù

hợp với đặc điểm nguồn nhân lực của ngành dệt may. Chương trình đào tạo –phát triển cần được tính tốn từ hai phía: kế hoạch đào tạo-phát triển của doanh nghiệp và một hệ thống cơ sở đào tạo đủ sức đáp ứng với yêu cầu của doanh nghiệp.

Từng doanh nghiệp Dệt may chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo theo các bước: (1) Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp; (2) Xác định kế hoạch đào tạo; (3) Tổ chức thực hiện; (4) Xác định nguồn kinh phí cho đào tạo; (5) Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt việc đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp dệt may cần xem xét như đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, để giúp doanh nghiệp có thể mạnh dạn bỏ những khoản tiền lớn cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngồi ra doanh nghiệp cũng xây dựng các chính sách hỗ trợ để kích thích cơng nhân tự nâng cao tay nghề như chế độ tiền lương, tiền thưởng vượt định mức, chính sách thưởng, phạt trong doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đối với khâu tuyển dụng đầu vào:

Các chương trình đào tạo xây dựng phải phù hợp với nguồn nhân lực của ngành dệt may:

Đào tạo cán bộ quản lý sẽ kết hợp ngắn hạn với dài hạn, kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ở nước ngồi, kết hợp đào tạo chính qui, tại chức, bằng

2...với các lớp khơng chính qui như các lớp cập nhật lại, đào tạo lại, chuyên đề. Liên tục mở các lớp đào tạo cán bộ cơng nghệ trình độ Đại học và cao đẳng. Thường xuyên mở các lớp cập nhật kiến thức.

Đối với công nhân trong doanh nghiệp ưu tiên cho phương pháp đào tạo tại nơi làm việc, kết hợp với các phương tiện hỗ trợ để đào tạo trong thời gian nghỉ của công nhân và thời gian rỗi việc.

Đối với nguồn công nhân đào tạo mới để cung cấp cho doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống đào tạo nghề có sự liên kết bền vững với doanh nghiệp.

Thứ hai, đầu tư củng cố và phát triển hệ thống các trường đào tạo nguồn

nhân lực cho ngành dệt may. Chính phủ hoàn thiện hệ thống đào tạo nghề cho ngành dệt may để đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể gửi cán bộ cơng nhân viên đến học tập nâng cao trình độ, tay nghề. Các cơ sở đào tạo cần có khả năng cung ứng chất lượng, hiệu quả và linh hoạt để đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp dệt may.

Thứ ba, về lâu dài song song với sự phát triển bền vững của ngành dệt may

sẽ hướng đến xây dựng mơ hình liên kết bền vững giữa doanh nghiệp dệt may và các cơ sở đào tạo Dệt May. Đó là liên kết phải giải quyết được các vấn đề như: đảm bảo hoạt động đào tạo bền vững của cơ sở đào tạo; đảm bảo hoạt động kinh doanh bền vững của doanh nghiệp thơng qua việc có được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu; các mối liên kết phù hợp với luật pháp và xã hội, góp phần tạo ổn định xã hội; thỏa mãn nhu cầu của người học và người lao động để họ gắn bó lâu dài với ngành dệt may.

Để tham gia vào liên kết bền vững, ở vị trí người tiêu dùng sản phẩm do các cơ sở đào tạo Dệt May sản xuất ra, các doanh nghiệp Dệt May sẽ:

- Xác định rõ phương hướng phát triển và từ đó nhận định rõ nhu cầu về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Doanh nghiệp cung cấp các thơng tin về nhu cầu của mình cho các cơ sở đào tạo.

- Các doanh nghiệp coi đầu tư cho đào tạo là một khoản đầu tư dài hạn hoạch tốn như tính tốn một dự án đầu tư.

- Các doanh nghiệp hợp tác và phối hợp với nhau trong đào tạo và sử dụng các cơ sở đào tạo làm đầu mối liên kết.

Đẩy mạnh việc hình thành hệ thống cơ sở đào tạo trong các doanh nghiệp Dệt May ở tất cả các cấp độ. Các cơ sở đào tạo lúc này là thành viên của công ty,

được sự hỗ trợ và đầu tư của công ty, đồng thời cũng chịu sự chi phối và quản lý của công ty.Tiến tới thành lập hệ thống công ty cung ứng lao động dệt may. Tổ chức hệ thống quản lý, giám sát và hỗ trợ liên kết bền vững cần có sự phối hợp của các cơ quan có liên quan, phân cấp thành hệ thống quản lý, giám sát và hỗ trợ liên kế cấp Trung ương và cấp địa phương. Trong đó vai trị chủ chốt là Hiệp hội Dệt May Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) báo cáo về nghành dệt may ở việt nam (Trang 26 - 29)