Chương 3 : Kết luận và khuyến nghị
2. Khuyến nghị và giải pháp
2.2. Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu dệt may
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp, giúp các DN dệt may Việt Nam xây dựng và phát triển thương hiệu hiệu quả, tạo cơ sở để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu môi trường kinh doanh. Hoạt động này giúp nhà quản trị
“biết người biết ta”. Để “biết người”, cần tiến hành nghiên cứu các nhân tố thuộc môi trường vĩ mơ. Trong đó, cần tập trung nghiên cứu thị hiếu của khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, nhờ có việc nghiên cứu nội bộ DN, các nhà quản trị sẽ “biết ta”, đánh giá các điều kiện hiện tại cũng như năng lực, để từ đó có một định hướng phù hợp cho kế hoạch xây dựng thương hiệu.
Thứ hai, xác định mục tiêu. Từ chỗ nắm bắt được vị trí của mình đang ở đâu
và nắm trong tay những gì, các DN dệt may Việt Nam sẽ xác định được các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phù hợp, rõ ràng, có tính khả thi để thực hiện.
Thứ ba, lựa chọn chiến lược thương hiệu. Trên cơ sở các dữ liệu, nhà quản trị
cần định hướng phát triển thương hiệu theo hướng nào? Xây dựng và phát triển thương hiệu mới hay sử dụng thương hiệu cũ? Kết hợp sử dụng thương hiệu cũ (hay một phần của thương hiệu cũ) với thương hiệu mới hoặc các yếu tố nhận diện khác biệt để tạo thương hiệu mới?
Trong quá trình phát triển thương hiệu, các DN cần chú ý các yếu tố tài sản thương hiệu như: Khả năng nhận biết thương hiệu; Cảm nhận chất lượng mà sản phẩm/thương hiệu đem lại cho khách hàng; Liên kết thương hiệu; Lòng trung thành với thương hiệu và một số tài sản khác. Để nâng cao các tài sản thương hiệu này, DN cần sử dụng hợp lý các công cụ: Sản phẩm may mặc, định giá, phân phối truyền thông, quảng cáo và một số yếu tố khác: Con người, quy trình bán và chăm sóc khách hàng, bằng chứng vật lý.