ĐÁNH GIÁ VỀ VHDN CỦA 3 CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam (Trang 36 - 41)

II. THỰC TRẠNG VHDN CỦA CÁC CÔNG TY DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

3. ĐÁNH GIÁ VỀ VHDN CỦA 3 CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH

KINH NGHIỆM

3.1. Điểm mạnh và điểm yếu3.1.1. Công ty IT Life 3.1.1. Công ty IT Life

Điểm mạnh:

Là công ty mới về lĩnh vực du lịch, lữ hành, IT Life với mục tiêu trở thành một trong những công ty hàng đầu ứng dụng công nghệ trong du lịch theo xu hướng 4.0. Công ty luôn hướng đến khách hàng bằng cách phục vụ những nhu cầu đa dạng của khách hàng với dịch vụ tốt nhất.

Với bộ máy vận hành đơn giản, đứng đầu là giám đốc sau đó là các phịng ban: Marketing, Kinh doanh, Nghiên cứu và phát triển sản phẩm, kế tốn tài chính, Nhân sự IT Life ln chú trọng triển khai công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên. Có sự liên kết chặt chẽ giữa giám đốc và các phịng ban và có đội ngũ cố vấn ln sẵn sàng giúp đỡ. Các nhà quản trị luôn cố gắng thường xuyên tự trau dồi bản thân ngày một tốt hơn để làm gương cho các nhân viên học tập, noi theo.

IT Life là công ty mới trong nghề nên rất tích cực trong việc tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Đến với IT Life, khách hàng sẽ nhận được những lời tư vấn tốt nhất để có thể đưa những quyết định nhằm thỏa mãn bản thân. Khách hàng có thể gọi điện trực tiếp hoặc thực hiện giao dịch trên trang của công ty, tại đây khách hàng sẽ nhận được tư vấn trực tiếp từ đội ngũ nhân viên giao dịch tận tình cũng như tìm kiếm được những thơng tin về tour hoặc nơi du lịch mà mình mong muốn một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Cơng ty cũng rất chú trọng đến sự đổi mới liên tục để kịp thời nắm bắt được xu hướng khách hàng cũng như nâng cao năng lực các cá nhân để xây dựng một tập thể vững mạnh.

tục diễn ra, cố gắng tạo nên nét đặc trưng riêng biệt mang thương hiệu IT Life. Điều đó được thể hiện qua thái độ ứng xử, nhân viên ln chăm sóc và thỏa mãn các u cầu của khách hàng

Điểm yếu

Vì cơng ty mới thành lập nên lực lượng cịn non trẻ, gặp khó khăn trong việc định hướng dài hạn và ngắn hạn. Bên cạnh đó, cơng ty cũng đang bước đầu hồn thành văn hóa của riêng mình, nhưng nếu xây dựng khơng đúng cách sẽ khiến văn hóa bị bão hịa trong thời đại có rất nhiều cơng ty du lịch hiện nay.

Việc lan tỏa các giá trị cốt lõi khiến cho nhân viên có thể hiểu và làm theo cịn chưa tốt. Bên cạnh đó, các nhân viên đang cịn đề cao cái tơi cá nhân nên khó trong việc quản lý và định hướng theo quy chuẩn thống nhất. Cơng ty cũng đang rất tích cực trong việc tìm kiếm những đối tượng khách hàng, đối tác tiềm năng để có thể hợp tác lâu dài.

3.1.2. Công ty Hanoi Tourism

Điểm mạnh:

Hanoi Tourism là thương hiệu du lịch mạnh của du lịch thủ đơ có trụ sở tại 19 Thuốc Bắc, Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội với nhiều năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển từ năm 2006. Hanoi Tourism luôn tự hào khi những khách hàng truyền thống và gắn bó lâu năm ln tin tưởng lựa chọn và sử dụng dịch vụ trong nhiều lĩnh vực.

Do cuộc sống đơ thị hóa, đời sống nhân dân ngày được cải thiện, nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ là một đòi hỏi cấp thiết đặc biệt với ngành kinh doanh du lịch. Trước những nhu cầu thiết yếu đó nhu cầu đi du lịch ngày càng trở nên phổ biến, chính vì vậy sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường là một vấn đề nhạy cảm. Hanoi Tourism đã đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và tập trung xây dựng các sản phẩm đặc thù, chất lượng cao. Để đáp ứng được điều đó, Hanoi Tourism đã chú trọng đẩy mạnh tổ chức học tập, đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên. Công ty luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông qua việc tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của các khách hàng.

Hanoi Tourism cũng tích cực tìm hiểu về nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm du lịch của khách hàng. Cơng ty tìm hiểu các đặc điểm của khách du lịch tiềm năng trên nhiều phương diện để có thể đưa ra những phương thức và cải thiện chất lượng phục vụ. Bên cạnh đó, cơng ty cũng đã mời những chuyên gia nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách du lịch để đưa ra những tiêu chuẩn chung đánh giá chất lượng chương trình du lịch, từ đó tạo cơ sở cho các chuẩn mực phục vụ. Cơng ty cũng tích cực đặc trưng và đa dạng hóa các sản phẩm tại thị trường trong nước và quốc tế với các thị tường trọng điểm thế giới bao gồm: Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Mỹ, ASEAN.

Công ty cũng sẽ đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác điều hành, quản lý, kinh doanh. Đồng thời, triển khai hiệu quả chiến lược phát triển thương hiệu; tăng cường tiếp thị, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng phục vụ và các sản phẩm dịch vụ du lịch.

Điểm yếu:

Cơng ty đã có Website chính thức nhưng các cơng cụ ứng dụng cịn hạn chế, chưa thể thanh toán đặt dịch vụ và thanh toán trực tuyến qua mạng, điều này đã ảnh hưởng đến việc giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình đến với khách hàng cũng như xu hướng đặt tour du lịch trên mạng và thói quan sử dụng Internet ngày càng phổ biến.

3.1.3. Công ty Saigontourist

Điểm mạnh:

Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực do những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước với nhiều mơ hình dịch vụ như: lưu trú, nhà hàng, lữ hành, vui chơi giải trí, thương mại, xuất nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế, vận chuyển, xây dựng, đào tạo nghiệp vụ du lịch & khách sạn, sản xuất & chế biến thực phẩm….

Để tạo lập được giá trị như ngày hôm nay, Saigontourist đã không ngừng nỗ lực, sáng tạo, đổi mới phương thức kinh doanh, đa dạng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng nét riêng độc đáo với những sản phẩm du lịch phong phú, chất lượng dịch vụ vượt trội, đem lại nhiều trải nghiệm và sự hài lòng cho khách hàng. Từ những

ngày đầu mới thành lập, Saigontourist đã xác định mục tiêu trở thành một trong những thương hiệu du lịch hàng đầu khu vực. Với thông điệp “Tận hưởng bản sắc Việt”, Saigontourist ln lấy nền tảng văn hóa lâu đời đậm đà bản sắc của dân tộc Việt làm trọng tâm cộng với chất lượng đạt chuẩn quốc tế, không ngừng nâng cao vị thế, góp phần đưa hình ảnh đất nước hơn 4.000 năm văn hiến đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Hàng chục năm nay, thương hiệu Saigontourist là một trong những địa chỉ tin cậy của khách du lịch trong và ngồi nước. Chính cơng nghệ quản lý, gồm nguồn nhân lực và quy trình quản lý khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế mang dấu ấn Saigontourist đã góp phần làm nên điều đó.

Ln chú trọng đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tiên phong xây dựng những sản phẩm mới và phát triển các chương trình chăm sóc khách hàng… chính là cơ sở góp phần tạo nên uy tín và sự khác biệt của Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist. Công ty luôn tiên phong với những sáng tạo đột phá, tăng trưởng bền vững, khẳng định vững chắc vị trí hàng đầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cung cách phục vụ, hiệu quả kinh doanh.

Điểm yếu:

Saigontourist là doanh nghiệp kinh doanh du lịch hàng đầu Việt Nam, là thương hiệu có uy tín trên thị trường nên giá cả các sản phẩm dịch vụ tương đối cao hơn so với các doanh nghiệp khác. Vì vậy trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt, với đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình hoặc thấp thì họ sẽ ít lựa chọn những sản phẩm của cơng ty vì giá cả khơng phù hợp với họ.

3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao VHDN

3.2.1. Duy trì triết lý kinh doanh, đồng thời khuyến khích sự tiến bộ

Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của VHDN, nó xác định sứ mệnh, các giá trị cốt lõi và phương thức hoạt động, quản lý của doanh nghiệp, nên triết lý kinh doanh trở thành yếu tố quan trọng nhất của VHDN. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi có ý nghĩa định hướng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, hướng mọi thành viên trong doanh nghiệp tới một mục đích chung. Trước sự biến động của mơi trường và những địi hỏi của thực tế, các doanh nghiệp cần phải thay đổi chiến lược kinh doanh, công nghệ, phương pháp điều hành, quản

lý,... nhưng họ vẫn duy trì những giá trị cốt lõi trong triết lý của mình. Vì thế, các doanh nghiệp cần xác định rõ và duy trì các giá trị cốt lõi trong triết lý kinh doanh làm nền tảng cho VHDN cũng như là định hướng để các nhân viên trong doanh nghiệp làm theo.

3.2.2. Người lãnh đạo phải đi đầu trong xây dựng VHDN

Đối với tất cả các tập đoàn lừng danh trên thế giới, những người sáng lập và những nhà lãnh đạo tài ba luôn là người đi đầu, người khởi xướng các ý tưởng mới, các chính sách cũng như các phong cách quản lý. Đồng thời, chính câu chuyện về q trình thành lập và lãnh đạo cơng ty trải qua quá trình phát triển với những nỗ lực và thành quả gắn liền với các nhà lãnh đạo sẽ trở thành những giai thoại, những tấm gương sáng cho các nhân viên. Chính những nhà lãnh đạo này sẽ thu hút và gắn bó các nhân viên trong doanh nghiệp, làm nên phong thái riêng, bản sắc riêng và là niềm tự hào của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp. Do đó, mỗi nhà lãnh đạo cần nhận thức rõ vai trị của mình trong việc tạo dựng và bồi đắp VHDN, cần chủ động trong việc đưa ra các chính sách, phong cách quản lý, đãi ngộ nhân viên, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và thu hút, tạo sự gắn kết các thành viên, định hướng họ đi theo mục tiêu chung của doanh nghiệp.

3.2.3. Chú trọng đặc biệt tới nhân viên, tạo dựng lòng tự hào của họ về doanh nghiệp

Điều này dễ dàng nhận thấy trong chính sách của cả ba cơng ty trên. Con người là một nguồn lực quan trọng, một tài sản chiến lược của mỗi doanh nghiệp, và văn hóa doanh nghiệp cũng được thể hiện qua chính suy nghĩ, hành động của họ. Các doanh nghiệp có được thành cơng khơng chỉ nhờ vào các nhà lãnh đạo mà phải dựa vào cả cơng sức, sự đóng góp quan trọng của các cá nhân trong doanh nghiệp đó. Muốn VHDN mạnh, muốn đạt được thành công, các doanh nghiệp cần phải xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên của mình, nâng cao năng lực, tạo cơ hội phát triển cho nhân viên. VHDN mạnh cũng là yếu tố thu hút nhân tài bên ngoài về với doanh nghiệp và quan trọng hơn là gìn giữ và phát triển những người tài trong chính doanh nghiệp đó. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cần tạo ra các yếu tố để thu hút và gìn giữ nhân tài. Có như thế, doanh nghiệp sẽ có đội ngũ lao động mạnh cả về số lượng và chất lượng với lòng trung thành cao đối với doanh nghiệp, tạo sự phát triển ổn định và bền vững.

3.2.4. Định hướng khách hàng và đề cao trách nhiệm xã hội

Các tập đồn, cơng ty thành cơng đều rất chú trọng tới khách hàng, tới những nhu cầu và thị hiếu của họ. Do đó, các doanh nghiệp ln tìm hiểu xu hướng, lắng nghe những ý kiến, phản hồi của khách hàng để có thể cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp cần ý thức cho từng nhân viên hiểu được tầm quan trọng của việc nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tiếp đó, các nhân viên cần được khuyến khích sáng tạo, đề xuất ý tưởng mới, thúc đẩy hành động và thử nghiệm những sản phẩm mới. Ở những tập đoàn lớn, sự tiến bộ và sự đột phá, táo bạo luôn được đánh giá cao, họ ln đặt ra các mục tiêu thách thức chính mình để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao hơn cho khách hàng, nâng tầm của doanh nghiệp cũng như hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp cần tạo dựng văn hóa mạnh thơng qua những đóng góp, ủng hộ cho sự phát triển của giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự tiến bộ. Qua các hoạt động ủng hộ, từ thiện, nhân đạo, văn hóa của doanh nghiệp sẽ được nâng tầm, hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp sẽ được cả xã hội công nhận. Tuy nhiên, trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở các hoạt động đóng góp, từ thiện mà nó cịn được thể hiện ngay ở đạo đức kinh doanh, thái độ, hành vi của doanh nghiệp đối với mơi trường xung quanh. Vì thế, khi xây dựng VHDN, các doanh nghiệp cần tập trung cả vào vấn đề đạo đức kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)