2.1. Giới thiệu khái quát về ngành Dệt may Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành
Ngành Dệt may Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, là ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, liên quan đến sản xuất sợi, dệt, nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may mặc và phân phối đến tay người tiêu dùng. Các hoạt động dệt may truyền thống thủ công ở Việt Nam đã có từ lâu đời với sự tồn tại của các làng nghề truyền thống như Vạn Phúc (Hà Đơng – Hà Nội), Triều Khúc (Thanh Trì – Hà Nội),…Năm 1897 nhà máy liên hợp dệt Nam Định ra đời đánh dấu sự hình thành của ngành Dệt may Việt Nam với vai trò là một ngành công nghiệp. Năm 1976, các sản phẩm dệt may Việt Nam bắt đầu được xuất khẩu, đầu tiên là các nước thuộc khối hợp đồng tương trợ kinh tế, mà chủ yếu là xuất khẩu qua Liên Xô thông qua các hợp đồng gia công. Giai đoạn 1987- 1990, ngành Dệt may Việt Nam phát triển nhanh chóng, các xí nghiệp dệt may được thành lập khắp cả nước. Sang thế kỉ 20, ngành Dệt may Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triển mới với sự hội nhập sâu rộng với quốc tế, đánh dấu bởi hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam với cộng đồng Châu Âu vào ngày 15/12/1992. Kể từ đó đến nay, ngành Dệt may Việt Nam liên tục phát triển, thị trường được mở rộng, đặc biệt là khi Việt Nam chính thức gia thập thị trường rộng lớn với việc ký kết hiệp định tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2007. Ngành Dệt may góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt; là một ngành đem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao phúc lợi xã hội.