Cơ cấu phí đăng ký Nhãn năng lượng

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TIỄN áp DỤNG NHÃN SINH THÁI của SINGAPORE và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 45)

Dịch vụ Mức phí

Đăng ký cho sản phẩm 34$

Gia hạn cho mỗi sản phẩm 18$

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.2.5.3. Nhãn tiết kiệm nhiên liệu và Nhãn hiệu suất nước

Nhãn tiết kiệm nhiên liệu và Nhãn hiệu suất nước sẽ khơng bị thu phí đăng ký. Với việc miễn phí đăng ký cấp nhãn Chương trình sẽ giảm bớt những khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp từ đó thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia hơn.

2.3. Lợi ích từ chương trình cấp nhãn sinh thái của Singapore

2.3.1. Về kinh tế

Kể từ khi Nhãn xanh Singapore được công bố và đưa vào áp dụng, đến năm 2014 đã có hơn 2800 sản phẩm và hơn 600 doanh nghiệp được cấp nhãn sinh thái. Số doanh nghiệp và sản phẩm được cấp nhãn sinh thái ngày càng tăng cho thấy nhận thức của các doanh nghiệp về vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao. Ngoài ra sự tham gia của các doanh nghiệp, cịn có sự tham gia của các tập đoàn hàng đầu, những nhà sản xuất, cung ứng với các sản phẩm như thiết bị điện, điện tử, sản phẩm gia dụng, vật liệu xây dựng,… vào chương trình cũng gia tăng trong những năm gần đây. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp nhìn nhận việc tham gia chương trình nhãn sinh thái như một cơng cụ marketing hiệu quả trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt.

Hình 2.3. Phần trăm sản phẩm gắn nhãn sinh thái của các doanh nghiệp trong một số ngành

(Nguồn: TUV SUD Green Gauge, 2010)

22% 30% 59% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nghiên cứu TUV SUD Green Gauge (2010) được tiến hành bởi TUV SUD

Asia Pacific đã cho thấy tại Singapore có 22% sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm, 30% sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất quần áo, giày dép và có tới 59% sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất đồ gia dụng có gắn nhãn sinh thái.

Các sản phẩm gắn nhãn sinh thái của Singapore đều được chấp nhận trên thị trường q́c tế, trong đó phải kể đến các mặt hàng như đồ linh kiện điện tử, đồ gia dụng, dược phẩm, thực phẩm,… Mặt khác nhãn sinh thái của Singapore cũng áp dụng cho những sản phẩm của cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngoài, đây là vấn đề quan trọng với Bộ mơi trường để khuyến khích và thuyết phục các nhà sản xuất nước ngoài xin cấp và sử dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm của họ trước khi đưa chúng vào Singapore, từ đó tạo nên được sự đồng bộ, thống nhất, và thúc đẩy sự ghi nhận lẫn nhau của các loại nhãn sinh thái trong khu vực và quốc tế.

2.3.2. Về xã hội

Chương trình Nhãn sinh thái Singapore có những hoạt động Marketing, quảng bá rất hiệu quả. Singapore đã 2 lần đăng cai tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế về sản phẩm sinh thái (EPIF) vào năm 2006 và 2013. Hội chợ do Tổ chức Năng suất châu Á (APO) khởi xướng từ năm 2004 và được tổ chức hàng năm tại các nước thành viên APO nhằm tuyên truyền, quảng bá cho hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sức khoẻ cộng đồng và quảng bá các sản phẩm thân thiện với mơi trường. Bên cạnh đó SEC cịn kết hợp cùng NEA tổ chức các khóa học cho các doanh nghiệp. Các khóa học này sẽ cung cấp kiến thức về công tác quản trị môi trường, quản lý ô nhiễm, quản lý chất thải, tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp để cung cấp thêm thông tin khoa học, kỹ thuật, hướng dẫn cho các doanh nghiệp áp dụng vào quá trình sản xuất nhằm giảm thiểu gây ô nhiễm mơi trường, đồng thời từ đó sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra xin cấp chứng nhận nhãn sinh thái. Chính vì vậy, số lượng doanh nghiệp và người tiêu dùng hiểu biết và quan tâm về chương trình nhãn sinh thái không ngừng gia tăng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hình 2.4. Sớ doanh nghiệp và người tiêu dùng quan tâm và cập nhật tình hình của các sản phẩm xanh

(Nguồn: TUV SUD Green Gauge, 2010)

Cũng theo “TUV SUD Green Gauge 2010” thì 94% dân sớ Singapore biết và quan tâm đến các sản phẩm gắn nhãn sinh thái và yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của họ.

Đặc biệt 72% người dân Singapore sẵn sàng đồng ý chi trả một mức giá cao hơn cho các sản phẩm gắn nhãn sinh thái. Điều này chứng tỏ được nhận thức của người tiêu dùng đang ngày càng tăng cao và nhu cầu sử dụng sản phẩm có gắn nhãn sinh thái cũng ngày càng lớn hơn. Đây cũng chính là một trong những yếu tớ khuyến khích các doanh nghiệp cố gắng đáp ứng yêu cầu về các tiêu chí để sản xuất, cung ứng những sản phẩm thân thiện hơn với môi trường.

43% 29% 48% 65% 9% 4% 2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Doanh nghiệp Người tiêu dùng

rất quan tâm và ln cập nhật có quan tâm khơng quan tâm lắm cớ gắng tìm hiểu

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hình 2.5. Người tiêu dùng sẵn sàng chi trả thêm cho sản phẩm xanh

(Nguồn: TUV SUD Green Gauge, 2010)

2.3.3. Về mơi trường

Nhìn chung, chương trình đã rất thành cơng trong việc thuyết phục các nhà sản xuất theo đuổi các tiêu chí mơi trường để dán nhãn sinh thái cho sản phẩm của mình. Điều này thể hiện ở tớc độ tăng ngày càng nhanh của số lượng nhà sản xuất nộp đơn xin cấp nhãn sinh thái và số lượng sản phẩm được gắn nhãn. Mỗi một sản phẩm được dán nhãn sinh thái tức là đã đạt được một loạt các tiêu chí giảm nhẹ tác hại đến mơi trường. Nhãn sinh thái đã thúc đẩy sản xuất làm giảm các hóa chất độc hại trong q trình sản xuất và sử dụng, thải loại các sản phẩm tiêu dùng, góp phần đáng kể trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cho người tiêu dùng.

28%

72%

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.12. Mức độ ơ nhiễm khơng khí ở Singapore giai đoạn 2002-2006 Tiêu chuẩn USEPA 2002 2003 2004 2005 2006 Khí SO2 trung bình năm (µg/m3 ) 80 18 15 14 14 11 Khí NO2 trung bình năm (µg/m3 ) 100 27 24 26 25 24 Khí CO lớn nhất đo được trong 8h (µg/m3) 10 2.8 3.1 2.8 2.4 2.6 Khí Ozone (O3)cao nhất trong ngày (mg/m3) 157 114 108 143 155 127 10 PM trung bình năm (µg/m3 ) 50 31 28 31 30 33 2.5 PM trung bình năm (µg/m3) 15 23 19 21 21 23 (Nguồn: NEA, 2007)

2.4. Bài học kinh nghiệm về việc xây dựng và áp dụng nhãn sinh thái của Singapore

2.4.1. Những thành công và hạn chế của chương trình Nhãn xanh Singapore

- Thành công

Thứ nhất, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào các chương trình nhãn sinh thái ngày càng gia tăng. Để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào chương trình, chương trình cần mang lại cho doanh nghiệp một lợi ích nào đó. Lợi ích này phải giúp các doanh nghiệp tự tin rằng một khi họ tham gia vào chương trình, họ có thể cải thiện vị thế của mình trên thị trường và/hoặc nâng cao hình ảnh của mình trong mắt đối tác và khách hàng. Điều này chỉ đạt được khi chương trình thiết kế đảm bảo được các yếu tố như hợp lý, đánh giá, cơng bằng và khơng có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp khác nhau về quy mơ, địa điểm,… Có thể nói, để xây dựng được những chương trình như vậy khơng phải là một điều dễ dàng, do đó chương trình nào càng thu hút được nhiều doanh nghiệp hưởng ứng thì chương trình đó càng thành cơng. Hơn 20 năm triển khai chương trình Nhãn xanh ở Singapore đã có

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

số lượng lớn các doanh nghiệp tham gia đăng ký cho các sản phẩm và dịch vụ của mình. Các doanh nghiệp đã nhận thức được xu hướng tiêu dùng trong nước, khu vực cũng như quốc tế-xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Việc đặt ra một tiêu chí để đánh giá mức độ hưởng ứng của các doanh nghiệp cũng rất khó. Tiêu chí này thường dựa trên số lượng danh mục sản phẩm được cấp nhãn cũng như số lượng sản phẩm được cấp nhãn trong từng danh mục. Tuy nhiên, nếu chỉ có sự gia tăng trong số lượng danh mục sản phẩm được cấp nhãn thì chưa thể khẳng định mức độ quan tâm của các doanh nghiệp tăng, bởi lẽ có những danh mục có rất ít, thậm chí khơng có sản phẩm được cấp nhãn. Trong khi đó, sự gia tăng số lượng sản phẩm được cấp nhãn lại cho thấy các chủ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đã thấy được lợi ích từ việc xin cấp nhãn cho sản phẩm của mình. Ngồi ra, cịn có một tiêu chí nữa có thể đánh giá mức độ hưởng ứng của các doanh nghiệp đó là sớ đơn xin cấp nhãn.

Thứ hai, niềm tin của người tiêu dùng vào những sản phẩm có gắn nhãn sinh thái ngày càng được củng cố. Sự thừa nhận và nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm được cấp nhãn là thước đo quan trọng nhất chứng tỏ sự thành cơng của một chương trình cấp nhãn sinh thái. Nếu khơng có sự thừa nhận của người tiêu dùng và người tiêu dùng khơng tin tưởng vào nhãn sinh thái thì sẽ rất khó để lơi kéo cũng như giữ chân các doanh nghiệp tiếp tục tham gia chương trình. Thơng thường phải mất một vài năm để một chương trình cấp nhãn sinh thái có thể xây dựng niềm tin ở người tiêu dùng.

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi niềm tin của người tiêu dùng với nhãn sinh thái tăng lên, nghĩa là các quyết định mua sắm của họ ngày càng bị chi phối bởi niềm tin rằng các sản phẩm đó ít gây hại cho mơi trường, thì mức độ gây ô nhiễm do việc sản xuất/tiêu thụ/sử dụng/tiêu hủy sản phẩm sẽ ngày càng giảm đi. Hiện nay có đến 94% người tiêu dùng ở Singapore biết và quan tâm đến các sản phẩm có gắn nhãn sinh thái và 72% người dân chấp nhận các sản phẩm xanh với mức giá có thể cao hơn và nhãn sinh thái là một trong những yếu tớ có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của họ.

Thứ ba, môi trường ở Singapore đã được cải thiện rõ rệt. Theo thời gian, các chương trình cấp nhãn sinh thái phần nào đã thúc đẩy các nhà sản xuất, kinh doanh

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tìm hướng thay đổi cơng nghệ và quy trình sản xuất nhằm đạt được các tiêu chí do chương trình đề ra. Thêm vào đó, việc nhãn sinh thái chỉ được cấp trong một thời hạn nhất định và sẽ được xem xét cấp lại sau khi hết hạn, và các tiêu chí đánh giá cũng sẽ được xem xét và cập nhật cho phù hợp với những thay đổi, tiến bộ kỹ thuật trên thị trường. Điều này đòi hỏi những người sản xuất, kinh doanh phải liên tục cải tiến, đổi mới sản phẩm của mình để có thể được cấp nhãn trong một thời gian dài.

Do đó, một chương trình cấp nhãn sinh thái thực sự thành công là một chương trình cho thấy sự cải thiện rõ nét của các sản phẩm trước và sau khi được cấp nhãn về mặt bảo vệ môi trường. Cụ thể, các sản phẩm được cấp nhãn phải được thiết kế, sản xuất theo hướng ngày càng thân thiện với môi trường hơn. Sự khác biệt này càng rõ nét thì chương trình càng thành công. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cung ứng dịch vụ tham gia vào chương trình nhãn sinh thái Singpore đã giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực từ việc sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ đến môi trường như hạn chế lượng khí thải các-bon, giảm các chất độc hại, xử lý chất thải trước khi xả ra ngồi mơi trường. Nhờ đó, mơi trường ở Singapore một phần nào đó được cải thiện rõ rệt và trở thành một trong những nước có mơi trường trong sạch nhất trên thế giới.

- Hạn chế

Chương trình Nhãn xanh của Singapore đang áp dụng một mức phí khá cao đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mức nộp phí của Chương trình Nhãn xanh Singapore gồm 2 phần: phí nộp hồ sơ và phí gia hạn sản phẩm. Mức phí nộp hồ sơ là 1500 SGD và phí gia hạn là 1000 SGD có thể trở thành rào cản đới với sản phẩm được xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Nhiều doanh nghiệp đến từ các nước nhập khẩu cho rằng với mức phí cao như vậy họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Ngồi ra, khi tham gia vào chương trình, các doanh nghiệp này cịn phải đới mặt với một sớ khó khăn khác như:

 Thiếu nguồn tài chính cần thiết, thiếu cán bộ có trình độ, khó tiếp cận với các nguồn thơng tin

 Khó cắt giảm chi phí sản xuất để đầu tư vào mơi trường sinh lãi

 Khó đảm bảo nguyện liệu đầu vào của sản xuất theo các tiêu chí mơi trường của các chương trình cấp nhãn sinh thái

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

 Thiếu cơ sở kỹ thuật và công nghệ để đạt được giá cả cạnh tranh

Bên cạnh đó, các chương trình nhãn sinh thái đều có quy định khơng có sự phân biệt đới xử nào với các nhà sản xuất nước ngoài. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các chương trình đều chỉ dựa vào điều kiện môi trường, kinh tế, xã hội, các ưu đãi ở trong nước. Bộ Mơi trường Singapore đã có đề xuất về việc thành lập một tổ chức quốc tế hoặc khu vực để tiến hành việc trao đổi thông tin và thúc đẩy sự thừa nhận lẫn nhau của các loại nhãn sinh thái. Tuy nhiên, một đề nghị chính thức vẫn chưa được thiết lập. Hiện nay, Chương trình Nhãn xanh Singapore vẫn đang tham khảo, sử dụng một phần hoặc toàn bộ tiêu chuẩn về nhãn sinh thái của ISO.

2.4.2. Kinh nghiệm về việc xây dựng tổ chức chương trình Nhãn xanh

- Lựa chọn sản phẩm là giai đoạn quan trọng

Việc đề xuất lựa chọn sản phẩm ở Singapore có thể được thực hiện từ phía tổ chức quản lý, doanh nghiệp, và cả người tiêu dùng. Nhưng ở Việt nam, số lượng người tiêu dùng biết đến sản phẩm gắn nhãn sinh thái là khơng nhiều, phần lớn các doanh nghiệp có biết nhưng do mục đích lợi nhuận nên cũng khơng quan tâm. Bên cạnh đó, có nhiều khía cạnh cần phải được nghiên cứu để đảm bảo rằng ảnh hưởng đến mơi trường là ít nhất trong śt q trình vịng đời sản phẩm được lựa chọn, người tiêu dùng có sẵn sàng sử dụng sản phẩm, doanh nghiệp sản xuất, cung cấp nhóm sản phẩm này có đủ khả năng tài chính để tham gia vào chương trình,… Những vấn đề này cần được xem xét cẩn thận, kỹ lưỡng, cụ thể để từ đó có thể chọn ra được những danh mục sản phẩm thực sự phù hợp với mục tiêu của chương trình, giúp chương trình có được bước tiến vững chắc đầu tiên.

- Cần xây dựng tiêu chí phù hợp

Để xây dựng được một bộ tiêu chí phù hợp với các tiêu chí q́c tế và khả năng của doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Theo kinh nghiệm của Singapore, Ban thư ký của SEC là một trong những bộ phận đóng góp ý kiến

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TIỄN áp DỤNG NHÃN SINH THÁI của SINGAPORE và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)