Dịch vụ bảo hiểm

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) PHÂN TÍCH NHỮNG điều CHỈNH TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG mại DỊCH vụ VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO và một số đề XUẤT TRONG THỜI GIAN tới (Trang 80 - 81)

3.2. Giải pháp cho một số ngành dịch vụ cụ thể

3.2.3. Dịch vụ bảo hiểm

Pháp lý là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển dịch vụ bảo hiểm. Việt Nam cần hồn thiện chính sách, cơ chế và khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động bảo hiểm để xây dựng một thị trường bảo hiểm lành mạnh và an tồn, phù hợp với tiến trình hội nhập; Cần mở rộng mạng lưới đại lý bảo hiểm, các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các kênh phân phối sản phẩm khác, đồng thời luôn đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước;

Nhà nước cũng cần có các chính sách khuyến khích các cơng ty bảo hiểm trong nước đa dạng hóa các dịch vụ bảo hiểm đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng. Hiện nay các công ty trong nước chưa có một quy trình phục vụ khách hàng theo tiêu chuẩn, vẫn có những trường hợp gây sự cố cần lĩnh tiền bồi thường, thủ tục phức tạp, rườm rà,…

Để khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư phí bảo hiểm tại Việt Nam nhiều hơn, Việt Nam có thể áp dụng các chính sách, cơ chế đầu tư giống như quy định đối với doanh nghiệp Việt Nam; Hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mở rộng hoạt động ra nước ngồi hoặc tồn cầu thơng qua thiết lập liên doanh với các doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu của nước ngồi, các doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và/hoặc chi nhánh ở nước ngoài;

Ở Việt Nam, ý thức về sử dụng bảo hiểm của người dân chưa cao. Các hình thức bảo hiểm chưa thật sự gần gũi và tạo một hiệu ứng rộng rãi trong cộng đồng. Vì vậy, Việt Nam cần thúc đẩy nhận thức của công chúng về nhu cầu và lợi ích của bảo hiểm thơng qua các phương tiện truyền thông đại chúng;

Hiện đại hóa lĩnh vực bảo hiểm bằng việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý kinh doanh, các thủ tục quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.

Cải tiến phương pháp quản lý thúc đẩy năng lực quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hướng tới các tiêu chuẩn, nguyên tắc quản lý bảo hiểm quốc tế.

Gíam sát các hoạt động kinh doanh bảo hiểm dựa trên một bộ các tiêu chí đánh giá hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. Cơ quan quản lý sẽ được thống nhất và rà soát

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

lại các thực tiễn quản lý để đảm bảo việc giám sát hiệu quả, đầy đủ, bảo vệ người tiêu dùng và an ninh tài chính của ngành bảo hiểm.

Xây dựng nguồn nhân lực: tổ chức các khóa đào tạo cho các nhân viên trong ngành và phổ biến thông tin giữa các thành viên; Tăng cường các yêu cầu đào tạo, đầu tiên có sự tham gia của các đại lý bảo hiểm nhưng sau đó có thể mở rộng ra các đối tượng khác trong ngành.

Hiện nay các công ty trong nước dựa vào các cơng ty tái bảo hiểm nước ngồi và đối thủ cạnh tranh nước ngoài để thực hiện bảo hiểm cho các rủi ro lớn và phức tạp như nhà máy điện, các giếng dầu, hàng không, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp… Hiện nay mặc dù khơng có khả năng bảo hiểm những rủi ro này, các công ty trong nước vẫn có thể dành được hợp đồng bởi phần lớn các dự án này được tài trợ bởi vốn ngân sách, chỉ các công ty bảo hiểm trong nước mới được cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho những dự án này.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) PHÂN TÍCH NHỮNG điều CHỈNH TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG mại DỊCH vụ VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO và một số đề XUẤT TRONG THỜI GIAN tới (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)