Tìm nguồn cung ứng và thu mua xanh

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của IKEA và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam (Trang 30 - 33)

1.3. Các vấn đề cơ bản trong quản lý chuỗi cung ứng xanh

1.3.2. Tìm nguồn cung ứng và thu mua xanh

1.3.2.1. Khái niệm tìm nguồn cung ứng và thu-mua xanh

Khởi đầu cho mỗi chuỗi cung ứng của doanh nghiệp luôn là việc đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu sản xuất cho doanh nghiệp. Nếu trước đây, các yếu tố

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

về giá cả, chất lượng và giao hàng luôn được các doanh nghiệp đặt lên hành đầu khi xem xét hợp tác với nhà cung cấp, thì bây giờ, các yếu tố về thực thi môi trường cũng được xem xét và nâng tầm lên để trởi thành một trong các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo Định nghĩa của trường Đại học California Santa Cruz trên trang web https://financial.ucsc.edu/, thu mua xanh trong doanh nghiệp đề cấp việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ có tác động giảm về sức khỏe con người và môi trường khi so sánh với các sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh phục vụ cùng một mục đích. Sự so sánh này có thể xem xét việc thu mua lại nguyên liệu sản xuất, sản xuất, đóng gói, phân phối, tái sử dụng, vận hành, bảo trì, và xử lý các sản phẩm hoặc dịch vụ. Thu mua xanh cũng được gọi là thu mua ưu tiên về môi trường (Environment Preferred Purchasing), thu mua có trách nhiệm với mơi trường, mua sắm xanh, mua sắm khẳng định, sinh thái thu mua, và thu mua có trách nhiệm với mơi trường. Các khái niệm này có sự liên hệ với nhau và thay đổi tùy theo cách thức nghiên cứu và xem xét. Đối với doanh nghiệp bán lẻ, purchasing cũng chiếm tới 60% chi phí đơí với hàng hóa đầu vào đối với cả 2 nhóm hàng trực tiếp và gián tiếp (KPMG). Chính các nguyên liệu tự nhiện, các nguyên liệu sản xuất và các thành phẩm được thu mua và sử dụng bởi các doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng để họ có thể đạt được các mục tiêu về môi trường trong từng giai đoạn sản xuất và kinh doanh nhờ sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau thơng qua mối quan hệ lợi ích người mua-người bán. Từ đây khái niệm purchasing xanh (green purchasing) là sự kết hợp các vấn đề môi trường vào các chính sách, chương trình, hoạt động purchasing của doanh nghiệp, góp phần giúp cho doanh nghiệp có thể đạt tới hiệu quả sinh thái, tiết kiệm chi phí và nâng cao nhận thức xã hội. Các yếu tố để đưa ra quyết định trong một chương trình purchasing xanh của doanh nghiệp có thể bao gồm:

Các yêu cầu về sản phẩm: Hàm lượng sản phẩm tái chế, sản phẩm sinh học; Giảm thiểu và loại bỏ các chất phát thải, chất độc hại cho người sử dụng, chất gây hại tầng Ozon; Nhãn sinh thái; Sản phẩm sử dụng năng lượng hiệu quả.

Các yêu cầu về nhà cung cấp: Điều tra nhà cung cấp; Thay thế hoặc sử dụng có hiệu quả các phương tiện sử dụng xăng dầu làm nhiên liệu; Áp dụng hệ thống quản trị môi trường nhà cung cấp (EMS); Kiểm sốt hệ thống quản trị mơi trường

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

1.3.2.2. Ảnh hưởng của tìm nguồn cung ứng và thu-mua theo hướng xanh hóa đối với hành vi nhà cung cấp

Tác động purchasing xanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi của nhà cung ứng. Theo các nghiên cứu, các nỗ lực hợp tác trong nhóm “Cung ứng xanh nâng cao” có tác động lớn đến các nhà cung cấp, buộc họ phải xem xét lại cả quá trình cung ứng hàng hóa và sản phẩm một cách tồn diện để đáp ứng các yêu cầu về mơi trường. Hình 1.3 chỉ ra sự tương ứng giữa các nỗ lực của doanh nghiệp trong việc áp dụng purchasing xanh và hiệu quả đối với nhà cung ứng. Các chiến lược được áp dụng đối với thu mua hàng theo hướng xanh hóa được chia làm ba nhóm chính, tương ứng với ba cấp độ tìm nguồn cung ứng theo hướng xanh hóa trong doanh nghiệp.

Hình 1.2: Ảnh hƣởng của các chiến lƣợc tìm nguồn cung ứng của doanh nghiệp tới hành vi nhà cung cấp

Nguồn: Sarkis, 2006, tr. 34 Ở nhóm thứ nhất gồm các hoạt động yêu cầu về hàm lượng sản phẩm, hạn chế hàm lượng sản phẩm, điều tra hệ thống quản lý môi trường của nhà cung cấp: áp dụng với nhà cung cấp có chứng nhận, hoặc nhà cung cấp không được chứng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nhận. Các hoạt động ở nhóm thứ nhất khơng địi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư lớn về nguồn lực để áp dụng những tiêu chuẩn xanh, đây là những hoạt động cơ bản và bước đầu đặt ra trong mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp.

Ở nhóm thứ hai, doanh nghiệp đã tiến tới những nỗ lực cao hơn như thực hiện dán nhãn sản phẩm, điều tra nhà cung cấp, quản lý sản phẩm đầu vào. Các hoạt động này của doanh nghiệp địi hỏi doanh nghiệp phải có một tổ chức, phịng ban riêng để thực hiện các hoạt động này, nhóm thứ hai tác động trực tiếp đến hoạt động của nhà cung cấp trong sản xuất để có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn đặt ra về sản phẩm.

Ở cấp độ cao nhất với nhiều sự đầu tư, doanh nghiệp có thể thực hiện q trình hóa chuỗi cung ứng thơng qua kiểm sốt tn thủ của cung cấp bằng các tiêu chuẩn do doanh nghiệp tự đặt ra hoặc do bên kiểm toán thứ ba. Sự hợp tác và giáo dục từ phía doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến các hành vi của nhà cung cấp.

Dựa vào các phân tích cụ thể về tình hình và khả năng của từng doanh nghiệp, các các chiến lược tìm nguồn cung ứng sẽ được chọn lọc để áp dụng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Điều này vừa đảm bảo cho doanh nghiệp có điều kiện chuẩn bị để hướng đến mơ hình tìm nguồn cung ứng và thu mua xanh, vừa đáp ứng được các yêu cầu từ các đối tác ngòai doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của IKEA và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)