Các công cụ hỗ trợ thiết kế xanh

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của IKEA và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam (Trang 46 - 49)

2.2. Thực trạng hoạt động thiết kế và sảnxuất sản phẩm xanh tại IKEA

2.2.3. Các công cụ hỗ trợ thiết kế xanh

IKEA sử dụng các công cụ hỗ trợ để thực hiện cải tiến sản phẩm theo hướng bền vững hơn với môi trường. Các công cụ này là cơ sở để đánh giá các hoạt động thiết kế sản phẩm. Trong số bộ công cụ, bảng điểm cho sản phẩm bền vững là sáng kiến nhằm mục đích quản lý và nâng cao tính bễn vững của sản phẩm được IKEA sử dụng từ năm 2009. Đây là công cụ hiểu quả giúp cho IKEA thực hiện chiến lược cung cấp các hàng hố bền vững với mơi trường, mà mục tiêu tới năm 2020 sẽ có 90% sản phẩm xanh được bán ra thị trường. Bảng điểm này được tính dựa trên các chỉ tiêu cơ bản về mơi trường theo các cấp độ, mỗi mức điểm của sản phẩm sẽ đánh giá được tính bễn vững của sản phẩm và giúp cho IKEA có phương hướng để có những biện pháp thích hợp để duy trì và phát triển nhóm sản phẩm đã có tính bền vững, cũng như cải thiện và loại bỏ các nhóm sản phẩm tác động tiêu cực đến môi trường. Các sản phẩm được ghi nhận số điểm trên 120 trên Bảng điểm tính bền vững là các sản phẩm có được đánh giá cao. Đến nay, 89% dòng sản phẩm hiện tại

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

của IKEA, tính theo giá trị doanh số, được xếp hạng và tính điểm, trong đó đối với các sản phẩm được đánh giá cao về tính bền vững được ghi nhận có sự tăng lên về doanh số (từ 39% năm 2013 lên 52% năm 2014). IKEA cũng nỗ lực cải thiện số điểm trung bình của các sản phẩm. Cùng với các cơng cụ khác, IKEA sử dụng bảng điểm bền vững để kiểm soát sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hướng việc sản xuất trở nên xanh và sạch hơn nữa.

Bảng 2.2: Bộ công cụ hƣớng dẫn áp dụng đối với từng giai đoạn thiết kế sản phẩm của IKEA

CÔNG CỤ SỬ DỤNG VAI TRÒ ỨNG DỤNG

Tài liệu hướng dẫn sử

dụng vật liệu Giải thích các hoạt động bền vững của vật liệu cá nhân và giúp các nhóm kỹ sư phát triển sản phẩm chọn những người bền vững nhất.

Khung chương trình về chuỗi nguyên liệu

Một dự án đưa ra trong năm 2012 nhằm mục đích để thiết kế sản phẩm có thể được dễ dàng và nhiều lần tái sinh, để họ có thể được đưa trở lại vào các chuỗi giá trị sản phẩm IKEA làm nguyên liệu.

Hội đồng đánh giá rủi ro nguyên vật liệu

Đánh giá tất cả các vật liệu mới tiềm năng cho sự an toàn, chất lượng và tính bền vững của nguyên liệu.

Bộ cơng cụ đánh giá vịng đời sản phẩm

Giúp các nhà phát triển sản phẩm hiểu và so sánh để hiểu và so sánh hiệu suất hiệu quả môi trường tương đối của các vật liệu khác nhau.

Sử dụng bảng điểm bền vững cho sản phẩm

Đánh giá tính thân thiện và bền vững môi trường của sản phẩm.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.3. Thực trạng hoạt động tìm nguồn cung ứng xanh và mua hàng xanh tại IKEA

2.3.1. Hoạt động khai thác nguồn hàng trên phạm vi toàn cầu và xu hƣớng giảm số lƣợng nhà cung cấp của IKEA

Các mối quan hệ bền chặt và hiệu quả giữa nhà cung cấp và IKEA đóng vai trị quan trọng trong thành công của IKEA hiện nay. Ngay từ những ngày đầu thành lập, IKEA đã lựa chọn cho mình có được những dịng sản phẩm chủ chốt và sử dụng các quyền sở hữu về các dòng sản phẩm này để điều khiển quá trình cung ứng và các mối quan hệ với nhà cung cấp trên phạm vi địa phương và trên toàn cầu. Dịng xi trong chuỗi cung ứng của IKEA được quốc tế hóa một các hệ thống từ cuối những năm 1960, đầu những năm 1970 sau một lệnh cấm được ban hành tới các nhà cung cấp của IKEA do Tổ chức thương mại Thụy Điển về các sản phẩm đồ nội thất. Sự cạnh tranh giữa IKEA và ngành công nghiệp nội thất của Thụy Điển khởi nguồn từ việc IKEA ln tìm kiếm cách thức giảm chi phí trong khi các nhà sản xuất khác lại khơng bắt kịp và thích ứng tại thời điểm đó. Chính điều này đã thúc đẩy IKEA phát triển và duy trì các mối quan hệ của mình tới các nhà cung cấp tại Ba Lan và sau đó là các khu vực khác của châu Âu. Tính đến năm 2008, IKEA thu nhận sản phẩm từ 54 quốc gia khác nhau thông qua 30 trung tâm mua hàng phân bổ trên các vị trí chiến lược trên thế giới. Sự phát triển chuỗi cung ứng tại các khu vực có chi phí thấp bên ngồi thị trường chủ chốt, ban đầu các nguồn hàng chủ yếu tại các khu vực Đông Âu (như Séc, Rumania, Hungary…) và sau này mở rộng ra các khu vực châu Á (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia). Vận dụng các kiến thức từ các thị trường có cùng các đặc điểm về ngơn ngữ và văn hóa, IKEA cũng mở rộng thị trường cung ứng sản phẩm. Năm 2009, IKEA có 1400 nhà cung cấp trên toàn cầu, gần ⅔ trong các sản phẩm được nhập từ các nước châu Âu, thị trường cung cấp lớn nhất tại Trung Quốc chiếm tới 22% thị phần. Sự hợp tác và liên kết với các nhà sản xuất được phát triển thành các kênh trông qua các trụ sở chiến lược trên thế giới. Nếu khơng có sự hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp IKEA khó có thể cân bằng chi phí lưu kho hay tránh được các rủi ro hết hàng trong kinh doanh.

Quá trình tìm nguồn cung ứng toàn cầu của IKEA đang ngày càng trở nên rõ rệt. Thông qua tổng số khu vực hoạt động cũng như chuỗi cung ứng sản phẩm, một số các đặc điểm rõ rệt liên quan đến hoạt động tìm nguồn cung ứng cho phép IKEA giữ được vị thế của mình trên thị trường. Bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn chiến

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

lược về quyền sở hữu, IKEA có thể dễ dàng chuyển đổi các nhà cung cấp khi cần thiết. Thêm vào đó, IKEA dường như đang có kế hoạch tập trung vào ngày càng ít hơn các nhà cung cấp cũng như thị trường cung cấp. Sự chọn lọc này mang ý nghĩa quan trọng, thể hiện tính hiệu quả trong việc cân bằng các sự chọn lựa trong thị trường, tập trung vào các hoạt động tìm nguồn cung ứng trong các khu vực địa lý bằng các cam kết và đầu tư vào một vài thị trường chính, trong khi đó cũng tìm kiếm các cơ hội mới ở các thị trường khác.

Cuối những năm 1990, IKEA có tới hơn 2000 nhà cung cấp, nhưng đến năm 2009 số các nhà cung cấp của IKEA giảm cịn 1400, và đến năm 2014, IKEA duy trì 1005 nhà cung cấp. Trái lại, doanh số bán của IKEA không hề giảm trong suốt giai đoạn từ 2000 - 2014. Nguyên nhân của xu hướng giảm số lượng nhà cung cấp trong những năm gần đây do sự chọn lọc ngày càng gắt gao hơn đối với nhà cung cấp thông qua một loạt các hệ thống tiêu chuẩn khắt khe về giá cả, chất lượng và các hoạt động môi trường của nhà cung cấp theo chiến lược bền vững mà IKEA đang thực hiện. Số lượng nhà cung cấp giảm nhưng không đồng nghĩa với giảm khối lượng cung ứng và sự đa dạng của nguồn cung ứng sản phẩm của IKEA. Điều này thể hiện rõ thông qua số liệu kết quả kinh doanh đang diễn ra rất khả quan tại các thị trường lớn trên thế giới, IKEA vẫn giữ vị trí hàng đầu.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của IKEA và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)