Có thể nói rằng hầu như tất cả các khâu trong quy trình tái chế giấy đều gây ra ô nhiễm nguồn nước: ngâm kiềm gây ô nhiễm do sử dụng hoá chất độc hại, xeo giấy có nước t hải bao gồm một hàm lượng lớn bột giấy hoà tan... Hiện nay đã có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải chung cũng như công nghệ xử lý nước thải riêng của ngành giấy. Tuy nhiên do những đặc điểm công nghệ, khả năng tài chính nên việc áp dụng các quy trình công nghệ này vào quá trình tái chế giấy ở làng Dương ổ là không mang tính khả thi. Biện pháp mà nhóm chúng em đưa ra được dựa trên việc khảo sát thực tế điều kiện làng nghề cũng như tham khảo một số công nghệ xử lý chung nhằm giải quyết những vấn đề tương đối cấp bách, mặc dù nó còn mang tính ngắn hạn và cục bộ:
+ Thứ nhất, để bảo vệ môi trường làng nghề các cơ quan quản lý môi trường tham mưu cho hiệp hội các chủ xưởng xây dựng khu xử lý nước thải riêng đủ công suất và sử dụng các phương pháp sinh học đang được áp dụng rộng rãi để nước sau khi xử lý có thể đổ ra sông mà không gây ảnh hưởng gì.
+ Thứ hai, xây dựng cải tạo và nâng cấp toàn bộ hệ thống kênh mương cống rãnh chứa dẫn nước thải. Những con kênh này phải có đủ độ dốc, độ rộng đủ vững chắc để chặn đứng tình trạng rò rỉ vỡ mương làm cho nước thải độc hại tràn vào đồng ruộng.
+ Thứ ba, xây dựng các bể lọc bể lắng bột giấy thải. Diện tích này nên mua lại những diện tích đất nông nghiệp hiện nay đã bị ô nhiễm, những bãi hoang... vì chúng đã không còn hiệu quả sử dụng nữa. Bột giấy sau khi lắng đọng lại có thể thu hồi để tái sử dụng. Đây là một biện pháp vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường một cách hữu hiệu.