Quy trình sản xuất giấy

Một phần của tài liệu KTMon (9) (Trang 25 - 28)

a) Các yếu tố đầu vào

a.1. Nguyên liệu

- Giấy vụn: Đây chính là nguồn nguyên liệu cơ bản của quá trình tái chế giấy. Nó được thu gom ở trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận Bắc Ninh mà đặc biệt là từ Hà Nội - nơi tập trung rất nhiều các nhà máy in, xưởng in, các hiệu photo xung quanh các khối trường đại học. Giấy được thu gom thông qua các đại lý và sau đó trở về cơ sở tái chế của làng. Theo số liệu ước tính thì 1 ngày lượng giấy vụn các loại phục vụ cho quá trình tái chế của làng khoảng 70 tấn. Đây là 1 con số không nhỏ mà chúng ta có thể căn cứ để đánh giá hiệu quả, quy mô hoạt động của làng nghề.

- Ngoài nguyên liệu chính là giấy vụn thì làng nghề còn sử dụng một số nguyên liệu khác như: than hoá chất (NaOH, phèn cho xử lý nước, nước Javen, nhựa trong, điện...)

Trước năm 1992 công nghệ được sử dụng chủ yếu là thủ công. Năm 1972 chiếc máy xay bột đầu tiên đã xuất hiện, hoạt động sản xuất của làng nghề từ đó cũng chuyển theo hướng cơ khí hoá. Và đến nay số máy móc được sử dụng của làng là 70 máy (số liệu thống kê tháng 10 - 2001). Đây là bước tiến lớn và quan trọng trong sự phát triển làng nghề. Nó tạo ra 1 tốc độ tăng nhanh chóng của mặt bằng kinh tế xã. Tuy nhiên mặt trái của sự đi lên này chính là vấn đề ô nhiễm. Tất cả các máy trong quá trình hoạt động đều gây ra ô nhiễm và mức ô nhiễm này lớn hơn rất nhiều so với trước kia mà hiện nay UBND cũng như các cấp có thẩm quyền chưa hề có một biện pháp nào giải quyết.

b) Quy trình sản xuất tái chế giấy

Có thể sơ lược quá trình tái chế giấy thông qua sơ đồ sau:

Nghiền Lò hơi

Giấy loại

Phân loại

Bao xi măng Lề giấy giấy mầu

Tái tạo Xeo gia

công Ngâm kiềm

Than, nước Ngâm nước Nghiền In mác

Xeo trắng Xeo màu Xeo Xeo

Cắt gói

Bao xi

măng, cát Giấy Giấy Giấy Vàng Giấy

Cuộn, cắt, ép

- Các công đoạn trong quá trình tái chế giấy: + Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu:

Giấy vụn sau khi được tập kết về kho phải qua khâu phân loại. Có thể chia giấy vụn thành các loại sau: Giấy lề trắng, giấy viết, giấy in, giấy bìa cát tông,giấy xi măng

- Ô nhiễm chủ yếu trong khâu này là ô nhiễm bụi và các chất thải vẫn như: linon, phế phẩm loại bỏ của quá trình phân loại chiếm 1 tỷ lệ không nhỏ.

+ Công đoạn ngâm kiềm

Giấy được đưa vào 1 bể ngâm kiềm để tẩy trắng. Thời gian ngâm tuỳ thuộc vào loại giấy.

VD: Giấy in thì thời gian ngâm lâu nhất, các hoá chất sử dụng trong khâu

này là NaOH, Javen.

- Ô nhiễm chính trong công đoạn này là ô nhiễm nguồn nước do lượng hoá chất được hoà tan trong bể ngâm kiềm được được thải trực tiếp ra ngoài không hề qua bất kỳ một khâu xử lý nào.

+ Công đoạn nghiền giấy

Đây là công đoạn kết hợp sau công đoạn tước giấy sau khi ngâm tẩy được đưa vào máy nghiền và tạo ra bột giấy có màu đục được chứa trong 1 bể rộng.

- Ô nhiễm chủ yếu trong khâu này là do lượng bột giấy bị hoà vào nước thải ra môi trường bên ngoài tạo ra một lớp bột tương đối dày trong các kênh, mương và nó cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng yếm khí trong nước tạo mùi hôi thối khó chịu.

+ Công đoạn xeo giấy

Trước khi vào công đoạn xeo giấy, bột giấy được ngâm cùng phụ gia như nhựa thông.

Bột giấy được dẫn qua 1 hệ thống máy lên lưới hình thành và đưa trược tiếp lên máy xeo, ép ướt bằng một nhiệt độ cao được cung cấp từ lò hơi.

Giấy sau khi được sấy, ép được chuyển đến bộ phận hoàn thành để gia công, chế biến thành sản phẩm cuối cùng.

- Phế phẩm của công đoạn này là các đấu xén, đấu lề giấy và được tận dụng đưa lại quá trình tái chế.

Từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng: Hầu hết các khâu trong quá trình tái chế giấy đều gây ra ô nhiễm mà ảnh hưởng lớn nhất chính là đến môi trường nước. Nước ô nhiễm không qua bất kỳ một công đoạn xử lý nào lại xả ra hệ thống cống, mương, ao hồ gây ảnh hưởng trầm trọng tới môi trường đất. Ngoài ra các loại phế phẩm của quá trình phân loại cũng gây ảnh hưởng tới môi trường. Môi trường không khí thì chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các lò hơi cũng như tiếng ồn của hoạt động sản xuất và phương tiện giao thông liên tục qua lại trong làng.

Một phần của tài liệu KTMon (9) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w