Đây là 1 biện pháp nhằm giá trị tương đối triệt để vấn đề ô nhiễm tuy nhiên nó lại vướng phải 1 số khó khăn về kỹ thuật cũng như tài chính. Trong quá trình tái chế giấy, trước hết ta cần phải xác định khâu nào trong quy trình này gây ra ô nhiễm.
+ Ngâm kiềm (tẩy trắng nguyên liệu)
Việc sử dụng các hoá chất độc hại trong công đoạn này như NaOH, Javen... đã gây ra ô nhiễm không chỉ cho nguồn nước mà ngay cả không khí. Biện pháp công nghệ ở đây là thay thế những hoá chất truyền thống bằng một số loại hoá chất mới ít gây ô nhiễm môi trường hơn như Proxit hoặc không gây ô nhiễm môi trường như ozon. Đây là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường tuy nhiên giá của các loại hoá chất này là tương đối đắt. Vì vậy việc so sánh chi phí thay thế công nghệ với hiệu quả thu được đặc biệt là tỷ lệ của chi phí này trong tổng lợi nhuận của hoạt động tái chế là cần thiết để đưa ra một
quyết định đúng đắn. Nếu tỷ lệ này là quá lớn thì đòi hỏi đặt ra chính là sự ủng hộ về tài chính của nhà nước thông qua một số chương trình như cho vay ưu đãi, trợ cấp, các chính sách khuyến khích khác.
+ Giai đoạn xeo giấy:
- Ô nhiễm chủ yếu trong công đoạn này là ô nhiễm bụi từ lò hơi. Giải pháp đưa ra là thiết kế các ống khói làm sao để giảm lượng bụi như: ống khói phải có đường kính nhỏ, cao, với nhiều màng lọc bụi cũng như hạn chế các mối hàn trên ống khói... nhằm ngăn ngừa lượng bụi thải ra ngoài
- Đối với các khu vực hiện nay tập trung nhiều xưởng có thể đầu tư xây dựng hệ thống dẫn khí thải tới ống khói chung có trang bị hệ thống lọc tĩnh điện vừa hoặc nhỏ có hiệu suất cao (92 - 95%). Đây là biện pháp không quá tốn kém tuy nhiên vẫn cần sự hỗ trợ thêm của Nhà nước cũng như chính quyền địa phương.
- Cải tạo hệ thống lò hơi, nâng cao hiệu suất đốt để tạo ra ít bụi hơn. - Đối với bụi trong xưởng có thể trang bị hệ thống hút bụi tĩnh điện.
- Trồng nhiều cây xanh trong làng để vừa có thể tạo ra mỹ quan vừa giúp điều hoà không khí.